Bệnh vảy nến khớp (viêm khớp vảy nến, vảy nến khớp) là tình trạng phổ biến. Bệnh có thể gây sưng, đau, tấy đỏ các khớp ngón tay, ngón chân hoặc các khớp ở cả 2 bên cơ thể. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể gây biến dạng khớp và khiến người mắc khó khăn trong việc đi lại, vận động. Bạn hãy tìm hiểu về loại bệnh vảy nến này trong bài viết sau!

Dấu hiệu bệnh vảy nến khớp

Theo thống kê, có khoảng 30% người bị vảy nến sẽ bị viêm khớp vảy nến (PsA). Bệnh có thể phát triển bất cứ lúc nào nhưng nó thường xuất hiện ở những người từ 30 – 50 tuổi.

Viêm khớp vảy nến thường phát triển từ từ với các triệu chứng nhẹ, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng có thể phát triển nhanh và trầm trọng ngay từ khi bắt đầu. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến khớp:

- Ngón tay và ngón chân sưng to.

- Cứng, sưng, đau, nhói ở một hoặc nhiều khớp.

- Cơn đau thường nặng vào buổi sáng, sau khi thức dậy.

- Bệnh có thể kèm theo vảy nến móng với tình trạng biến dạng móng, móng đổi màu.

Viêm khớp vảy nến thường ảnh hưởng đến các khớp ở gần móng chân và tay. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể tác động đến lưng dưới, cổ tay, đầu gối hoặc mắt cá chân. Theo thống kê, 85% người mắc viêm khớp vảy nến sẽ có triệu chứng ở da trước khi bị đau khớp.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến khớp

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến khớp chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định, bệnh do sự suy yếu của hệ miễn dịch gây ra. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bị vảy nến thể khớp, hệ miễn dịch sẽ tấn công tế bào da cũng như mô khớp, gây viêm, sưng và đau khớp.

Bên cạnh nguyên nhân trên, vảy nến thể khớp có thể trầm trọng hơn do các yếu tố nguy cơ sau:

- Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình

- Nhiễm trùng hoặc vết thương trên da

- Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc.

- Sử dụng quá nhiều rượu.

vay-nen-the-mang-2 (1).jpg 

Những người bị vảy nến ở da có nguy cơ cao bị vảy nến khớp

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bị vảy nến khớp bao gồm:

- Tuổi: Những người từ 30 - 50 tuổi có nguy cơ cao nhất bị bệnh viêm khớp vảy nến.

- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có người bị vảy nến, viêm khớp vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên còn lại sẽ cao hơn rất nhiều.

- Lịch sử y tế: Bạn có nguy cơ cao bị viêm khớp vảy nến khi đã có bệnh vảy nến ở trên da.

Biến chứng bệnh vảy nến khớp có gây tàn phế không?

Nếu không được điều trị, biến chứng vảy nến thể khớp là không thể xem nhẹ, thậm chí gây biến dạng khớp và tàn tật. Đây chỉ là một trong số những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ngoài ra, vảy nến khớp còn gây một số biến chứng khác như:

- Mất thính lực: Một thống kê cho thấy, khoảng 31,7% người mắc viêm khớp vảy nến bị mất thính lực.

- Ung thư: Người mắc vảy nến và viêm khớp vảy nến có nguy cơ cao bị một số loại ung thư như ung thư hạch và ung thư da nonmelanoma.

- Bệnh tim mạch: Theo một nghiên cứu, người bị vảy nến và viêm khớp vảy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 58% và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 43% so với người không mắc vảy nến.

- Trầm cảm: Bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến có thể gây ra sự tự ti, mặc cảm, thậm chí trầm cảm cho người mắc.

- Bệnh tiểu đường: Những người bị vảy nến nặng và viêm khớp vảy nến có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 30%.

- Hội chứng chuyển hóa: Vảy nến và hội chứng chuyển hóa có liên quan đến nhau. Hội chứng chuyển hóa là một loạt tình trạng, bao gồm bệnh tim, béo bụng và huyết áp cao. Những người bị viêm khớp vảy nến có nguy cơ cao bị tình trạng này.

- Loãng xương: Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, 60% người mắc vảy nến bị loãng xương.

- Viêm màng bồ đào: Khoảng 7% người bị viêm khớp vảy nến sẽ phát triển viêm màng bồ đào.

- Bệnh gan: Những người bị vảy nến và viêm khớp vảy nến có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ.

Cách điều trị vảy nến thể khớp hiệu quả

Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả vảy nến thể khớp, người mắc nên kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh vảy nến trên da. Một số lời khuyên dành cho bạn bao gồm:

- Tăng cường vận động, ít nhất là 30 phút/ngày.

- Bỏ hoặc không hút thuốc lá.

- Hạn chế sử dụng bia, rượu.

- Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, tránh gây trầy xước da.

Tranh-anh-nang-mat-troi-de-cai-thien-viem-da-co-dia.webp

Hãy thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi bệnh vảy nến

- Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, stress của bản thân: Bạn có thể viết nhật ký, nghe nhạc, xem phim hài,… để làm thoải mái tinh thần, tránh làm trầm trọng thêm tình trạng vảy nến và viêm khớp vảy nến.

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của chuyên gia.

- Bên cạnh đó, người mắc vảy nến, viêm khớp vảy nến có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ.