Vảy nến là bệnh mạn tính chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay, dùng thuốc bôi vảy nến để giảm triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc được tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, khi bị vảy nến nên bôi thuốc gì? Khi dùng thuốc bôi vảy nến cần lưu ý những gì để đạt được hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!

Những loại thuốc bôi vảy nến thường sử dụng

Điều trị vảy nến bằng thuốc bôi được áp dụng khá phổ biến bởi tiện dùng. Một số loại thuốc bôi vảy nến hay dùng như nhựa than đá, Daivobet, Axit salicylic, Anthralin, kem dưỡng ẩm,...

Nhựa than đá

Nhựa than đá được tạo ra từ quá trình chế biến than và có thể dùng cho mục đích y học, trong đó có điều trị bệnh vảy nến. Nhựa than đá giúp làm chậm quá trình phát triển của tế bào, giảm kích ứng da, giảm viêm ngứa và phục hồi làn da vảy nến.

Cách sử dụng: Rửa sạch vùng da cần bôi thuốc rồi lau khô bằng khăn sạch. Lấy một lượng kem thoa lên, sau đó rửa tay sạch bằng xà phòng kể cả khi có đeo găng tay. 

Khi dùng nhựa than đá bôi vảy nến có thể gây ra các tác dụng phụ như mẩn đỏ và khô da. Đồng thời, nhựa than đá cũng có thể làm cho da của bạn nhạy cảm hơn với tia UV. 

Daivobet 

Daivobet gồm hai thành phần đó là Calcipotriol và Betamethasone. Trong đó, Calcipotriol ngăn chặn sự gia tăng của tế bào sừng, Betamethasone có tính kháng viêm, chống ngứa, co mạch và ức chế miễn dịch. 

Cách sử dụng: Rửa sạch vùng da bị vảy nến rồi lau khô bằng khăn sạch. Lấy một lượng kem thoa lên, sau đó rửa tay sạch bằng xà phòng ngay kể cả khi có đeo găng tay. 

Daivobet nên sử dụng điều trị vảy nến trong khoảng thời gian khuyến cáo là 4 tuần. Sau đó nếu có sự cho phép của bác sĩ có thể điều trị nhắc lại. Khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như kích ứng da, ngứa, châm chích, da nhăn nheo, nổi ban đỏ trên mặt hoặc cơ thể, da phù, sưng tấy.

Daivobet giúp cải thiện triệu chứng vảy nến

>>> XEM THÊM: Top 5 cách điều trị vảy nến tại nhà bằng thảo dược cực hiệu quả!

Axit salicylic

Acid salicylic có tác dụng làm mềm, bạt sừng giúp cải thiện tình trạng bong tróc. Hoạt chất này còn có tác dụng sát khuẩn nhẹ nên là thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến. 

Cách sử dụng: Làm ẩm vùng da bị vảy nến, sau đó thoa một lớp thuốc mỡ vừa phải lên da. Bôi Acid salicylic vào buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Một số tác dụng phụ tạm thời của Acid salicylic như da ngứa, châm chích, lột da,… Sau khi dùng quen thuộc thì phản ứng này sẽ biến mất. Dùng Acid salicylic tương đối an toàn, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây ra tác dụng phụ như: 

  • Nhiễm độc Acid salicylic: Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm độc Acid salicylic bao gồm: đau đầu, chóng mặt, hôn mê, ù tai, mất thính lực, buồn nôn hoặc nôn mửa, thở sâu hơn, tiêu chảy.
  • Sốc phản vệ: Một số ít trường hợp xuất hiện các vết phát ban, bọng nước, cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè, sưng mắt, mũi, miệng, môi hoặc cổ họng, vàng da, vàng mắt,…

Anthralin 

Anthralin là một dẫn xuất anthraquinone tự nhiên trị vảy nến có tác dụng chống viêm. Anthralin giúp kiểm soát sự phát triển của các tế bào da, kiểm soát được tình trạng tăng sinh tế bào.

Cách sử dụng: Làm sạch phần da bị vảy nến trước khi sử dụng. Sau đó bạn bôi lớp thuốc mỡ Anthralin lên vùng da bị vảy nến và xoa nhẹ. 

  • Đối với người lớn: Bôi thuốc lên vùng da tổn thương mỗi ngày một lần, tốt nhất là vào ban đêm.
  • Đối với trẻ em: Cần tuân theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Sau khoảng 15-30 phút thì rửa lại bằng nước sạch vùng da vừa bôi thuốc. 

Khi sử dụng Anthralin có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: Dị ứng (phát ban da, ngứa hoặc sưng mặt, môi hoặc lưỡi); Đau nhức tại vị trí thoa thuốc; Đổi màu tóc, móng tay hoặc da.

Anthralin có tác dụng chống viêm, dùng điều trị vảy nến

Thuốc bôi Fluocinonide

Fluocinonide là một loại Corticosteroid mạnh có tác dụng ngăn chặn việc giải phóng các chất gây viêm trong cơ thể. Thuốc bôi trị vảy nến Fluocinonide được sử dụng để điều trị viêm ngứa do bệnh vẩy nến thể mảng.

Cách sử dụng: Rửa sạch vùng da bị vảy nến, lau khô bằng khăn sạch rồi bôi thuốc lên. Đặc biệt chú ý thuốc bôi chỉ dùng ngoài da, không sử dụng trên vết thương hở hoặc trên da bị cháy nắng, cháy gió, khô hoặc kích ứng. Cần phải rửa tay trước và sau khi sử dụng Fluocinonide. Thực hiện thoa thuốc 2 lần/ngày để đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng tốt.

Dùng Fluocinonide có thể gây ra một số tác dụng phụ như bỏng, châm chích, ngứa, khô da, rạn da, đau đầu, nghẹt mũi,...

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm giúp giảm ngứa, hạn chế vảy và cải thiện khô da. Mặc dù không thể điều trị khỏi bệnh vảy nến nhưng kem dưỡng ẩm giúp dưỡng da, góp phần không nhỏ vào quá trình phục hồi tổn thương da. 

Cách sử dụng: Làm sạch da bị vảy nến, bôi kem dưỡng ẩm lên da và xoa nhẹ. 

Kem dưỡng ẩm giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến

>>> XEM THÊM: Điều trị vảy nến bằng nhóm vitamin có hiệu quả không?

Sử dụng thuốc bôi vảy nến cần lưu ý những gì?

Bệnh vảy nến ở mỗi người có mức độ nặng nhẹ khác nhau, liều lượng dùng trên bao bì thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, người bị vảy nến cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ đưa ra. Bên cạnh dùng thuốc bôi trị vảy nến, người mắc cũng nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, lối sống hợp lý, cụ thể như:

  • Cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vừa đủ. Một trong những cách điều trị vảy nến là sử dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên. Tuy nhiên, một lượng ánh sáng mặt trời được kiểm soát có thể cải thiện bệnh vẩy nến, nhưng nếu quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể kích hoạt hoặc làm triệu chứng bệnh trở nặng. Chính vì vậy, người bệnh vảy nến nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30 để bảo vệ làn da của bạn.
  • Tránh các tác nhân gây bệnh vảy nến: Những tác nhân làm bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, chấn thương trên da, căng thẳng, hút thuốc và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến.
  • Hạn chế uống rượu: Uống rượu có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh vảy nến. Vì vậy, nếu đang bị bệnh vảy nến, bạn hãy tránh dùng rượu, trong trường hợp bắt buộc phải uống, hãy sử dụng điều độ.
  • Lối sống lành mạnh: Người bị bệnh vảy nến nên có chế độ ăn uống điều độ, hạn chế những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, duy trì cân nặng hợp lý.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc bôi vảy nến và lưu ý khi sử dụng. Người bệnh cần tuân thủ theo số lần dùng trong ngày và liều dùng tối đa trong tuần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Điều này giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế tác dụng phụ trên da. Bên cạnh dùng thuốc, nhiều người lựa chọn giải pháp thảo dược để điều trị bệnh vảy nến. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính sói rừng, kết hợp cùng nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,... giúp điều hòa miễn dịch, giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy. 

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/topical-treatments-psoriasis   

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/understanding-psoriasis-treatment  

https://www.drugs.com/fluocinonide-topical.html