Cách chữa vảy nến khớp là vấn đề rất nhiều người quan tâm, bởi đây là bệnh khá phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người mắc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo ngay những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây! Đừng bỏ lỡ!

Vảy nến khớp là bệnh gì?

Vảy nến khớp là tình trạng thường gặp ở người bị vảy nến hoặc đôi khi tiến triển một cách đột ngột. Đây là bệnh mạn tính và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu không có biện pháp ngăn ngừa thường xuyên. 

 Triệu chứng của bệnh vảy nến khớp

Triệu chứng của bệnh vảy nến khớp

Tình trạng bong tróc vảy, ngứa ngáy trên da, cùng với đau khớp, cứng và sưng đỏ là những dấu hiệu điển hình của bệnh. Chúng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm: Cột sống, các khớp bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân,... làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc, thậm chí nguy cơ dẫn đến tàn phế.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến bệnh tiến triển? Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân sâu xa dẫn tới vảy nến khớp là do sự suy giảm miễn dịch. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch tấn công các mô khớp, biểu bì,... khỏe mạnh, khiến chúng bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó gây ra các biểu hiện: Sưng đau khớp, bong vảy da, ngứa rát khó chịu,...

Tình trạng vảy nến khớp được chẩn đoán bằng cách: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc một số xét nghiệm yếu tố dạng thấp, kiểm tra dịch khớp,...

Thuốc chữa vảy nến khớp là gì?

Vảy nến khớp gây tổn thương nghiêm trọng trên da và khớp nên cần sớm thực hiện các biện pháp kiểm soát. Mặc dù hiện nay chưa có cách chữa vảy nến khớp khỏi hoàn toàn nhưng bạn đừng quá lo lắng bởi vẫn có những biện pháp giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Hiện nay, sử dụng thuốc là lựa chọn đầu tay của nhiều người. Thuốc được sử dụng để điều trị vảy nến khớp bao gồm:

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giúp giảm đau và giảm viêm. NSAID không kê đơn bao gồm: Ibuprofen, naproxen sodium,... Cần chú ý các tác dụng phụ như: Kích ứng dạ dày, vấn đề về tim, tổn thương chức năng gan và thận.

- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của vảy nến khớp, ngăn chặn các khớp và những mô khác khỏi bị tổn thương vĩnh viễn.
DMARDs phổ biến như: Methotrexate, leflunomide, sulfasalazine,... nguy cơ tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nặng nên cần thận trọng khi sử dụng.

 Thuốc chữa vảy nến khớp

Thuốc chữa vảy nến khớp

- Thuốc ức chế miễn dịch: Được sử dụng nhằm hạn chế phản ứng tự miễn của cơ thể, vốn không kiểm soát được trong bệnh vảy nến khớp. Một số chế phẩm thường được sử dụng như: Azathioprine, cyclosporine,... Tuy có hiệu quả tốt nhưng loại thuốc này có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng nên cần tham khảo kỹ tư vấn của chuyên gia.

- Tác nhân sinh học: Những loại thuốc này nhắm “trúng đích” vào các bộ phận cụ thể của hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng viêm và gây tổn thương khớp, chẳng hạn như: Abatacept, adalimumab, certolizumab, etanercept, golimumab,... Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc hình thành cục máu đông trong phổi.

Như vậy, các loại thuốc chữa vảy nến khớp hiện nay tuy có hiệu quả nhất định nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe. Do đó, chúng ta cần áp dụng các phương pháp khác giúp ngăn ngừa vảy nến khớp an toàn và hiệu quả hơn.