Cách trị vảy nến da đầu tại nhà như thế nào để hiệu quả là thắc mắc của nhiều người. Muốn biết được cách trị vảy nến da đầu cực đơn giản mà lại hiệu quả thì bạn đừng bỏ qua bài viết này!

Cách trị vảy nến da đầu có thể áp dụng ngay tại nhà

Vảy nến da đầu khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người mắc xấu hổ, tự ti. Hiện nay có nhiều cách trị vảy nến da đầu tại nhà, chẳng hạn như chữa vảy nến bằng sữa chua và chuối, nha đam và dầu oliu,... Cụ thể: 

Trị vảy nến bằng sữa chua và chuối

Hỗn hợp sữa chua và chuối có đặc tính hydrat hóa, giúp giảm vảy nến da đầu. Điều này được giải thích bởi sữa chua chứa các vi khuẩn Lactobacillus giúp giảm viêm trong cơ thể, đồng thời chứa nhiều vitamin như B6, B12, K,… tốt cho cơ thể. Đồng thời kết hợp với chuối chứa Kali và chất chống oxy hóa, giúp chống lại sự hình thành của Leukotriene - chất trung gian gây viêm.

Cách sử dụng: Chuẩn bị 6 muỗng sữa chua, 1 quả chuối chín. Đổ sữa chua vào một cái bát và trộn nó với quả chuối chín cho đến khi tạo thành hỗn hợp kem. Thoa hỗn hợp vừa trộn vào vùng da bị vảy nến trên đầu. Để ủ 30 phút rồi gội đầu lại với nước sạch. Thực hiện 3-4 lần/tuần, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả giảm ngứa ngáy, tróc vảy. 

Cải thiện vảy nến bằng nha đam và dầu ô liu

Nhờ các đặc tính tái tạo, chữa bệnh và hydrat hóa, dầu ô liu giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến. Nha đam giúp giảm ngứa, viêm, bong tróc và mẩn đỏ trên da đầu.

Cách sử dụng: Đem trộn 6 muỗng canh lô hội, 3 muỗng canh dầu ô liu tạo thành hỗn hợp sền sệt. Làm ướt tóc rồi chà xát hỗn hợp trên lên toàn bộ da đầu. Để trong 30 phút rồi rửa sạch. Thực hiện cách này tuần 2 lần sẽ giúp làm dịu cơn ngứa, giảm vảy trắng.

Giảm vảy nến với tỏi và dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều axit béo có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Đồng thời, kết hợp cùng đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của tỏi giúp làm sạch da đầu khi bị vảy nến.

Cách sử dụng: Đem xay nhuyễn 2 tép tỏi sống, 3 muỗng canh dầu dừa rồi thoa đều hỗn hợp vào vùng da đầu bị vảy nến. Để ủ khoảng 20 phút rồi gội đầu lại với nước sạch. Người bị vảy nến da đầu có thể áp dụng cách này 2-3 lần/tuần để có được hiệu quả giảm triệu chứng bệnh. 

Chữa vảy nến bằng tỏi giúp giảm viêm, diệt khuẩn

Chữa vảy nến bằng tỏi giúp giảm viêm, diệt khuẩn

>>> XEM THÊM: Vảy nến nên ăn gì? Những siêu thực phẩm giúp giảm vảy nến

Chữa vảy nến bằng yến mạch và mật ong

Sự kết hợp của yến mạch và mật ong giúp loại bỏ các tế bào chết, giảm kích thích và giảm ngứa, cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến.

Cách sử dụng: Bạn đem trộn 2 muỗng canh bột yến mạch và 3 muỗng canh mật ong. Sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da đầu từ 20 - 30 phút, rửa sạch và áp dụng 3 lần/tuần.

Trị vảy nến bằng giấm táo

Giấm táo có tác dụng sát khuẩn và làm mềm vảy da hiệu quả. Thêm vào đó, giấm táo còn giúp kích thích lưu thông máu trong các mạch máu nhỏ của da và nhờ đó, cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến da đầu. 

Cách sử dụng: Pha loãng 1/2 chén giấm táo và 1 cốc nước để giảm nồng độ acid trong giấm táo. Đem đổ dung dịch nước giấm táo đã pha loãng vào chai rồi xịt lên toàn bộ da đầu, để như vậy 20 phút và rửa sạch.

Giảm vảy nến bằng nghệ

Nghệ là loại thảo dược nổi tiếng với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Chính vì vậy, nhiều người bị vảy nến da đầu có thể giảm các triệu chứng bệnh bằng cách dùng nghệ hàng ngày.

Cách sử dụng: Thêm nghệ tươi hoặc bột vào các món ăn phù hợp. Nên sử dụng 1,5 gam đến 3 gam nghệ mỗi ngày.

Dùng lá trầu không giúp giảm ngứa ngáy, viêm đỏ

Lá trầu không có khả năng chống viêm, giảm đau và sát khuẩn cao. Chính vì vậy, lá trầu không được dùng để điều trị vảy nến da đầu khá phổ biến.

Cách sử dụng: Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch, rồi cho vào nồi đun cùng 3 lít nước khoảng 30 phút đến khi lá mềm thì tắt bếp. Sau đó, pha nước với chút muối và nước lạnh cho ấm rồi ngâm vùng da bị tổn thương vào nước.

Dùng baking soda cải thiện vảy nến

Baking soda giúp giảm ngứa da đầu nhanh chóng. 

Cách sử dụng: Lấy một cốc nước nhỏ và cho thêm một thìa muối nở vào khuấy đều. Sau đó, sử dụng một miếng bông hoặc khăn mặt để thoa hỗn hợp lên vùng da đầu bị ảnh hưởng. 

Baking soda giúp giảm triệu chứng vảy nến

Baking soda giúp giảm triệu chứng vảy nến

Trà gừng giảm vảy nến

Gừng không chỉ có tác dụng chống viêm, mà còn giúp chống buồn nôn, cân bằng hệ tiêu hóa, hô hấp. Chính vì vậy, trà gừng vừa giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn, lại cải thiện tình trạng vảy nến.

Cách sử dụng: 100ml nước nóng, 1 muỗng cà phê gừng tươi (1/3 muỗng nếu gừng khô) có thể thêm 1 muỗng cà phê mật ong để thêm hương vị.

Axit béo omega-3 chữa vảy nến 

Axit béo omega-3 có thể làm giảm viêm, cải thiện triệu chứng vảy nến. Việc bổ sung tới 3 gam omega-3 mỗi ngày là an toàn và có lợi cho người bệnh vảy nến.

Cách bổ sung: Uống dưới dạng dầu cá hoặc các chất bổ sung có nguồn gốc thực vật như hạt lanh.

Yến mạch cải thiện vảy nến

Yến mạch giúp giảm ngứa, giảm viêm và bong tróc. 

Cách sử dụng: Thêm một cốc yến mạch xay thô không hương liệu vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình trong 15 phút có thể giảm triệu chứng bệnh vảy nến da đầu. Đảm bảo giữ vùng bị ảnh hưởng ngập hoàn toàn khi tắm.

Yến mạch hỗ trợ giảm vảy nến hiệu quả

Yến mạch hỗ trợ giảm vảy nến hiệu quả

>>> XEM THÊM: Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện vảy nến, lupus ban đỏ do tự miễn

Những lưu ý giúp bạn áp dụng hiệu quả các cách trị vảy nến tại nhà

Bên cạnh các biện pháp điều trị vảy nến tại nhà trên thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp đem lại hiệu quả cao giúp cải thiện tình trạng vảy nến da đầu.

  • Khi gội đầu tránh làm tổn thương vùng da vảy nến: Bình thường, chúng ta thường có thói quen xoa dầu gội vào da đầu, tuy nhiên, đối với người bị vảy nến da đầu thì nên chú ý không chà xát và gãi da đầu mạnh vì có thể làm cho bệnh tồi tệ hơn. 
  • Loại bỏ vảy trên da đầu nhẹ nhàng: Khi bị bệnh vảy nến, bạn cần loại bỏ vảy trên da đầu một cách nhẹ nhàng. Chính vì vậy, nếu không cẩn thận, có thể khiến bệnh vảy nến trầm trọng hơn và gây rụng tóc.
  • Dùng thêm axit salicylic làm mềm vảy: Axit salicylic có thể làm mềm các mảng dày, cứng của vảy nến. Sự kết hợp này có thể giúp cải thiện vảy nến da đầu tốt hơn. 
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm bệnh vẩy nến da đầu nặng hơn. Chính vì vậy, hãy tìm cách để thư giãn, cải thiện triệu chứng bệnh.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách trị vảy nến da đầu tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính sói rừng, kết hợp cùng thổ phục linh, hoàng bá, nhàu, nhũ hương,... giúp điều hòa miễn dịch, giảm ngứa ngáy, bong tróc.