Viêm khớp vảy nến là một trong những biến chứng nguy hiểm khi bị vảy nến. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bạn có thể bị tổn thương xương khớp, dẫn tới liệt vĩnh viễn. Vậy cụ thể, đây là bệnh lý như thế nào? Làm sao để không mắc phải tình trạng này? Mời bạn tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau đây!

Bệnh viêm khớp vảy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện nhầm và tấn công các tế bào khỏe mạnh, gây nên tổn thương trên da và ảnh hưởng đến xương khớp. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tuy nhiên, hay gặp nhất ở người lớn trong độ tuổi từ 30 đến 50. Những người bị rỗ, biến dạng móng tay cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.

20200504_082608_720326_nguy-co-mac-ung-thu-l.max-800x800 (1).jpg

Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân gây viêm khớp vảy nến

Ngoài ra, yếu tố di truyền và sự ảnh hưởng từ môi trường đều góp phần khiến viêm khớp vảy nến bùng phát. Nhiều người mắc phải tình trạng này khi trong gia đình có người bị vảy nến hoặc những bệnh tự miễn khác. Các chấn thương làm tổn thương da dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc nấm cũng có thể dẫn đến viêm khớp vảy nến.

Bị viêm khớp vảy nến cũng có nguy cơ phát triển các tổn thương khác trên cơ thể như: Viêm mống mắt, viêm đường tiêu hóa, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch,...

tải xuống (1).jpg

Hình ảnh viêm khớp vảy nến 

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào, thường ở một bên hoặc cả hai bên cơ thể, bao gồm các khớp tay, chân, cột sống. Cả bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến đều có khả năng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của tình trạng này:

- Sưng, tấy đỏ các khớp (khớp gối, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân) gây đau và có thể làm biến dạng tay, chân. Viêm khớp vảy nến cũng gây đau tại những vị trí mà dây chằng bám vào xương, đặc biệt là ở phía sau gót chân (viêm gân Achilles) hoặc ở lòng bàn chân (viêm gan bàn chân). Cứng khớp cũng thường xuất hiện, đặc biệt là vào buổi sáng, nó có thể kéo dài hơn 30 phút và vẫn cảm thấy đau khi nghỉ ngơi.

- Đau lưng dưới: Một số người phát triển tình trạng tổn thương cột sống do hậu quả của viêm khớp vảy nến, thông thường xuất hiện ở các khớp giữa cột sống và xương chậu.

- Đi lại, vận động khó khăn.

Làm sao để phòng ngừa viêm khớp vảy nến tiến triển?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc chữa viêm khớp vảy nến khỏi hoàn toàn. Vì vậy, mục tiêu là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp tiến triển, tác động vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh do hệ miễn dịch suy yếu. Cùng với đó, người mắc có thể hạn chế viêm khớp vảy nến tiến triển và tái phát bằng các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây:

- Bảo vệ khớp: Thay đổi tư thế, cách thực hiện các công việc hàng ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau khi bị viêm khớp vảy nến. Ví dụ, bạn có thể tránh làm căng khớp ngón tay bằng cách sử dụng dụng cụ để vặn nắp lọ, nâng đồ vật nặng bằng cả hai tay, dùng sức của toàn bộ cơ thể để đẩy hàng thay vì chỉ dùng lực cánh tay,...

- Duy trì cân nặng lý tưởng: Thừa cân, béo phì sẽ làm gia tăng áp lực lên các khớp. Do đó, bạn nên giữ trọng lượng phù hợp để làm giảm căng thẳng cho khớp, đồng thời giúp giảm đau và tăng khả năng vận động. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, một số trường hợp bị viêm khớp vảy nến cần dùng thuốc sẽ giảm bớt hiệu quả nếu chỉ số khối cơ thể từ 25,0 đến 29,9.

Để thực hiện điều này, bạn nên giảm tinh bột nạp vào, tăng cường bổ sung trái cây, rau và ngũ cốc giúp cung cấp đủ dinh dưỡng mà không lo quá cân.

- Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên tập luyện thể thao ít nhất 30 phút/ngày, 4 - 5 lần/tuần. Điều này sẽ giúp cho cơ bắp săn chắc và khớp trở nên linh hoạt hơn. Những bài tập thường áp dụng với trường hợp bị viêm khớp vảy nến bao gồm: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,...

- Không hút thuốc lá: Việc hút thuốc có liên quan đến nguy cơ phát triển các bệnh tự miễn và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có viêm khớp vảy nến.

- Hạn chế sử dụng chất kích thích: Rượu, bia có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến, giảm hiệu quả điều trị và tăng tác dụng phụ từ một số loại thuốc (chẳng hạn như methotrexate). Do đó, có thể làm phát triển những đợt cấp của viêm khớp vảy nến.

- Nghỉ ngơi hợp lý: Các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên ngừng vận động hoàn toàn mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn trước khi cảm thấy mệt mỏi. Điều này sẽ làm cơ thể bạn cảm thấy thoải mái hơn và tránh các cơn đau cứng khớp.