Vảy nến hồng là bệnh vảy da thường gặp hiện nay. Để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả thì bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp điều trị, một chế độ dinh dưỡng thích hợp cũng đóng vai trò rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng của người mắc vảy nến hồng mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hồng

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đều đặt giả thiết bệnh do nấm mốc, tự nhiễm độc, nhiễm khuẩn gây ra. Ngoài ra, người bệnh nhiễm một vài chủng herpes virus như: HHV6, HHV7 sẽ mắc vảy phấn hồng. Một số ý kiến khác lại cho rằng, vảy phấn hồng có liên quan tới rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào.

Vảy phấn hồng thường xảy ra ở những người từng bị các vết thương ngoài da nhưng không được điều trị dứt điểm như người từng mắc nấm da, nhiễm virus, nhiễm trùng da,… Bên cạnh đó, vảy phấn hồng có thể được gây ra bởi các yếu tố sau:

- Yếu tố di truyền.

- Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh, kháng sinh.

- Tiếp xúc với hóa chất độc hại, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa,…

-  Thường xuyên gặp căng thẳng và áp lực trong công việc, cuộc sống.

vay-nen-da-mat-5 (1).jpg

Stress, áp lực cuộc sống là yếu tố gây bệnh vảy nến hồng

Người bị vảy nến hồng cần có chế độ dinh dưỡng như nào?

Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một chế độ dinh dưỡng khoa học mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị vảy nến hồng tương đương với sử dụng thuốc tây y. Vậy đâu là những thực phẩm mà người bị vảy nến hồng nên ăn?

Thực phẩm chứa omega-3

Omega-3 được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, giảm viêm hiệu quả nên có tác dụng rất tốt với bệnh vảy nến hồng. Bạn nên tăng cường các loại cá như: Cá hồi, cá thu, cá basa,... những loại hạt: Óc chó, macca, hạnh nhân,... hay ngũ cốc nguyên hạt khác.

Rau quả chứa nhiều beta-caroten

Những loại rau quả như: Bơ, cà rốt, đu đủ, xoài,... giúp bảo vệ cấu trúc da rất tốt. Do đó, bạn nên thường xuyên bổ sung chúng vào các bữa ăn hàng ngày.

Ngao sò

Đây là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều kẽm - một khoáng chất có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kháng khuẩn, giảm viêm, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da khỏe mạnh.

Ngoài ra, “Bệnh vảy nến hồng nên kiêng gì?” cũng là vấn đề cần chú ý. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh:

Thịt đỏ

Thịt bò, thịt cừu, thịt dê,... rất giàu protein và một số chất làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, hạn chế tiêu thụ các chất này sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh vảy nến của bạn.

Đồ cay nóng

Bạn nên tránh xa các loại thực phẩm, gia vị như: Ớt, tỏi, tiêu, mù tạt, cà ri,... bởi chúng có thể kích thích phản ứng viêm trên da, đồng thời ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể. Hơn nữa, những thực phẩm này sẽ làm tăng thân nhiệt, khiến người mắc cảm thấy ngứa nhiều hơn. Điều này càng làm tăng phản xạ cào gãi, khiến da bị bong tróc, trầy xước, tổn thương nghiêm trọng hơn.

Rượu, bia và những chất gây kích thích khác

Bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt,… đều chứa những chất ảnh hưởng xấu đến làn da và cơ thể bạn, đặc biệt khi đang có biểu hiện của bệnh vảy nến hồng. Khi vào cơ thể, một số thành phần sẽ làm chuyển hướng phản ứng hóa học của tế bào miễn dịch, khiến tình trạng viêm tiến triển mạnh, từ đó các tổn thương trở nên nghiêm trọng và đóng vảy nhiều hơn.

Các thực phẩm gây dị ứng

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, nhộng tằm, hay trứng, lạc (đậu phộng), chế phẩm từ sữa, bánh mì trắng,… có thể khiến tình trạng ngứa ngáy nặng hơn. Do đó, tốt nhất bạn nên tránh xa những món ăn này để cơ thể không bị kích ứng và giúp tổn thương lành lại nhanh chóng hơn.