Tìm hiểu về bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị hiệu quả là mong muốn của nhiều người. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời vảy nến da đầu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vậy bệnh vảy nến da đầu là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên!

Vảy nến da đầu là bệnh gì?

Vảy nến là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi các tổn thương màu đỏ, ngứa, khó chịu, bên trên là các tế bào da chết tích tụ lại thành những đám vảy trắng, khi bong ra từng mảng như sáp nến, vì vậy gọi là vảy nến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến da trên toàn cơ thể. Mặc dù những tổn thương này thường phát triển ở khuỷu tay, đầu gối,… nhưng có đến khoảng 50% người bị bệnh vảy nến sẽ phát triển các tổn thương trên da đầu, đây là vị trí thường xuất hiện đầu tiên và thường gặp nhất.

Bệnh vảy nến da đầu có mức độ tiến triển từ nhẹ đến nặng và tổn thương thường vượt ra ngoài đường chân tóc, ảnh hưởng đến trán, cổ và tai. Những mảng bám này bị bong ra, dẫn đến các vảy da giống như gàu. Các triệu chứng vảy nến da đầu thường rất dễ nhìn thấy, đặc biệt là nếu nó vượt ra ngoài đường chân tóc và bong ra trên quần áo.

Tuy nhiên, bệnh vảy nến da đầu thường bị nhầm lẫn với gàu và nấm da đầu, vì thế gây khó khăn trong việc nhận biết và điều trị. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết bệnh lý này:

- Trên da đầu có những mảng đỏ kích thước khác nhau nhưng thường cố định và không lan rộng. Ở vị trí tổn thương da thường bị sưng, gồ cao và có dấu hiệu viêm nhiễm.

- Da đầu thường bị khô và xuất hiện lớp vảy trắng, xếp thành nhiều lớp và dễ bong tróc.

- Da đầu luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,… Khi gãi dễ gây bong tróc, chảy máu và làm cho các tổn thương lan rộng hơn.

- Tóc thường bị rụng do tác động của việc cào, gãi nhưng có thể mọc lại sau khi bệnh được điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu

Hiện nay, nguyên nhân gây vảy nến da đầu chưa được tìm ra chính xác nhưng các nhà khoa học cho rằng, vảy nến da đầu xuất hiện khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Từ đó cơ thể nhận nhầm tế bào da trong cơ thể là những “vật thể ngoại lai” và tấn công, phá hủy chúng. Điều này khiến các tế bào da chết quá nhanh, tích tụ lại và hình thành những tổn thương.

Ngoài ra, một số yếu tố làm bùng phát bệnh vảy nến da đầu bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Những người có thành viên gia đình mắc bệnh thì nguy cơ bị vảy nến da đầu cao hơn người bình thường.

- Bị nhiễm trùng, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn.

- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc vảy nến da đầu.

- Căng thẳng kéo dài có thể làm nặng thêm các triệu chứng hoặc kích hoạt bệnh khởi phát.

images (1).jpg

Hình ảnh vẩy nến da đầu

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bị vẩy nến da đầu

Các chuyên gia cho biết chế độ ăn cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu. Dưới đây là các thực phẩm người mắc vảy nến da đầu nên tiêu thụ:

+ Thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau xanh và hoa quả tươi giúp ngăn cản sự hình thành leukotriene - hoạt chất có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh vảy nến da đầu.

+ Thực phẩm có chứa beta-carotene giúp ngăn quá trình lão hóa, đồng thời tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả. Những thực phẩm tiêu biểu là bông cải xanh, cà chua, cà rốt,…

+ Thực phẩm chứa nhiều omega-3 có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp tái tạo làn da và ngăn ngừa bệnh vảy nến phát triển. Chúng có nhiều trong cá thu, cá hồi, hạt chia, quả óc chó,...

+ Thực phẩm giàu folate giúp hỗ trợ quá trình phân chia tế bào, giúp sản sinh tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả tế bào da. Những thực phẩm giàu folate như lúa mì, bột ngũ cốc, nước cam,...

9ebaacd3-262c-45dd-96a7-be5aafcbbc69 (1).jpg

Cà rốt hỗ trợ cải thiển vẩy nến da đầu 

Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả

Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn vảy nến da đầu nói riêng và vảy nến nói chung. Mục đích điều trị của hầu hết các phương pháp là cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ bùng phát.

Các phương pháp điều trị toàn thân không được sử dụng cho bệnh vảy nến da đầu trừ khi bạn có tổn thương ở nơi khác. Hơn nữa, da trên đầu dày hơn và tóc có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc bôi, do đó phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu có thể khác với các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở vị trí khác. Một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu phổ biến bao gồm:

- Giảm ngứa: Mặc dù bạn có thể thấy cực kỳ ngứa, nhưng việc gãi sẽ làm tổn thương da đầu và nặng thêm các triệu chứng. Do đó, việc áp dụng các phương pháp giảm ngứa là điều cần thiết. Những phương pháp như sử dụng dầu gội có chứa tinh dầu bạc hà hoặc axit salicylic, dùng kem steroid và thậm chí chườm nước đá có thể đáp ứng mục tiêu giảm ngứa, cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến da đầu hiệu quả. 

- Axit salicylic thường được biết đến với tác dụng điều trị mụn trứng cá và gàu. Ngoài ra, axit salicylic cũng có thể làm mềm các tổn thương và lột bỏ lớp da khô, chết. Chuyên gia có thể khuyên bạn nên dùng dầu gội có chứa axit salicylic hoặc thoa axit salicylic vào các tổn thương để giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến da đầu nhẹ.  

- Than đá là một trong những phương pháp điều trị lâu nhất được sử dụng cho bệnh vảy nến, bao gồm cả vảy nến da đầu. Bạn có thể được khuyên sử dụng thuốc mỡ, gel hoặc dầu gội chứa nhựa than đá để giúp làm giảm bệnh vảy nến da đầu.   

- Liệu pháp ánh sáng: Phương pháp này sử dụng tia UV chuyên nghiệp để làm dịu các triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu. Hãy ghi nhớ: Liệu pháp ánh sáng phải được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.

- Vệ sinh da đầu cũng như các bộ phận khác trên cơ thể thường xuyên để hạn chế sự tấn công và phát triển của các loại vi khuẩn.

- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức vì stress là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh vảy nến da đầu xuất hiện.

- Thường xuyên luyện tập thể thao giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng. Nhờ vậy mà tăng cường hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp điều trị vảy nến.