Cách điều trị vảy nến tại nhà” là từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Bởi vảy nến là bệnh da liễu liên quan đến miễn dịch, khiến người mắc tự ti, rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Dưới đây là những cách khắc phục bệnh hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay, hãy cùng khám phá!

Vảy nến có nguy hiểm không?

Vảy nến đã không còn là bệnh lý xa lạ với chúng ta, với biểu hiện đặc trưng là tình trạng da sưng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy dữ dội.

20200522_5ec7255e4dc3c.jpg 

Triệu chứng của bệnh vảy nến

Ban đầu, chúng chỉ xuất hiện rời rạc tại một số vùng trên cơ thể, nhưng nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, các tổn thương sẽ lan rộng ra toàn thân và gây nên các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn:

Biến chứng do bệnh

- Tổn thương tại mắt: Ngoài các triệu chứng trên da, bạn có thể gặp phải tình trạng: Viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào,... ảnh hưởng đến thị lực.

- Viêm khớp vảy nến: Có tới 30% trường hợp bị vảy nến tiến triển thêm viêm khớp. Đôi khi, các triệu chứng về khớp còn xuất hiện trước những tổn thương trên da. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là: Co cứng, sưng đau khớp trên 1 giờ đồng hồ, có thể gặp ở các khớp nhỏ như: Ngón tay, bàn tay hoặc cũng có khi nhức mỏi cả khớp gối, cột sống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của người mắc, khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm,...

Biến chứng khi dùng thuốc

Thực tế cho thấy, hầu hết các loại thuốc điều trị vảy nến tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ trên cơ thể, sử dụng kéo dài sẽ gây nên tình trạng:

- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Theo nghiên cứu, mặc dù cho tác dụng nhanh nhưng nhiều loại thuốc trị vảy nến có thể gây tăng nhịp tim và cholesterol trong máu, nguy cơ dẫn tới suy tim, đột quỵ.

- Teo da, bong tróc quá mức, da nhăn nheo, sần sùi.

- Xơ gan, tổn thương thận gây suy thận,...

- Phụ nữ mang thai khi điều trị bằng phương pháp này có thể dẫn tới dị tật thai nhi, sinh non,...

Top 5 cách điều trị vảy nến tại nhà hiệu quả

Cho tới nay, vẫn chưa có phương pháp chữa vảy nến khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cách điều trị vảy nến tại nhà khá đơn giản mà hiệu quả, mời bạn tham khảo ngay sau đây:

Dưỡng ẩm thường xuyên

Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho không khí trong nhà hoặc văn phòng của bạn. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khô da, hạn chế bong tróc, ngứa ngáy.

Kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm cũng rất tốt trong việc giữ cho làn da của bạn mềm mại và giảm hình thành các mảng tổn thương.

 kem-duong-am-cho-da-mun-nhay-cam.jpg

Dưỡng ẩm thường xuyên giúp cải thiện vảy nến hiệu quả

Tránh sử dụng chất hóa học

Hầu hết trong các loại xà phòng, nước tẩy rửa hay kể cả mỹ phẩm,... đều có thể chứa những chất gây kích ứng làn da của bạn, khiến triệu chứng bệnh vảy nến tiến triển nhanh chóng hơn.

Điều tốt nhất trong trường hợp này là tránh sử dụng các sản phẩm trên hoặc lựa chọn kỹ những loại dành riêng cho da nhạy cảm. 

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiểm soát bệnh vảy nến. Loại bỏ thịt đỏ, chất béo bão hòa, đường tinh luyện, rượu có thể giúp giảm các cơn bùng phát vảy nến do những thực phẩm này gây nên.

Cá nước lạnh, hạt, quả hạch và axit béo omega-3 được biết đến với khả năng giảm viêm tốt nên khá hữu ích trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Quang trị liệu

Đây là liệu pháp để da tiếp xúc với tia cực tím, giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da do bệnh vảy nến gây nên. Cách điều trị vảy nến này luôn phải được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia bởi có thể gây bỏng rát, phồng rộp.

Hạn chế căng thẳng

Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch của cơ thể, dễ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến. Bởi vậy, bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, kết hợp các biện pháp giải tỏa như: Thiền, yoga, đọc sách,...