Chào bác sĩ ạ, cho em hỏi bị vảy nến có sử dụng được sản phẩm Kim Miễn Khang không ạ?
Trả lời:

Chào bạn! Bạn không nên quá lo lắng khi bị vảy nến. Mặc dù đây là bệnh mạn tính, khó điều trị nhưng hoàn toàn có thể cải thiện được. Trường hợp của bạn sử dụng TPBVSK Kim Miễn Khang rất tốt. Để giải đáp đầy đủ thắc mắc của bạn, chúng tôi xin cung cấp những thông tin sau:

Đối tượng nào dễ bị vảy nến?

Vảy nến được đánh giá là bệnh ngoài da khá lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tổn thương có thể lan rộng và khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp với những người khác. Dưới đây là những đối tượng dễ bị vảy nến:

- Người có hệ miễn dịch bị suy giảm: Các tế bào bạch cầu, còn được gọi tế bào T là một phần của hệ thống miễn dịch. Ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tế bào này bảo vệ cơ thể bằng cách tấn công và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Thế nhưng, khi hệ miễn dịch suy yếu, tế bào T nhận diện lầm các tế bào biểu bì da thành tế bào lạ và tấn công chúng, rút ngắn quá trình chết tế bào, gây nên tình trạng bong vảy, ngứa ngáy, hình thành nên bệnh vảy nến.

 Người bị suy giảm hệ miễn dịch dễ mắc bệnh vảy nến

Người bị suy giảm hệ miễn dịch dễ mắc bệnh vảy nến

- Có người thân trong gia đình từng mắc bệnh tự miễn: Vảy nến có tính di truyền gia đình. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những người có một số gen nhất định sẽ tiềm ẩn nhiều khả năng bị bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nếu bạn mang gen mà không có các yếu tố kích hoạt thì cũng khó phát triển bệnh này. Ước tính, khoảng 10% dân số thế giới mang gen vảy nến nhưng chỉ có khoảng 2 – 3% trong số này phát triển thành bệnh.

 Bệnh vảy nến có tính di truyền

Bệnh vảy nến có tính di truyền

- Người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia: Rượu bia, thuốc lá không chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vảy nến mà nó còn khiến các phương pháp điều trị không đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Những người bị stress, căng thẳng kéo dài: Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến.

- Người sử dụng một số loại thuốc tác động vào phản ứng tự miễn dịch của cơ thể sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh vảy nến. Các thuốc này bao gồm: Thuốc chẹn bêta (được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp), thuốc steroid và thuốc chống sốt rét.

 Sử dụng một số loại thuốc là nguyên nhân gây vảy nến

Sử dụng một số loại thuốc là nguyên nhân gây vảy nến

Tuy nhiên, ở mỗi người lại có những yếu tố kích hoạt khác nhau. Đó là lý do tại sao người bị vảy nến phải biết những gì gây ra bệnh để tránh các đợt bùng phát.

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?

Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị nhằm làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng, viêm đỏ, phòng ngừa tái phát và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh. Những giải pháp điều trị mà bạn có thể áp dụng là: Dùng thuốc điều trị tại chỗ, thuốc toàn thân; Áp dụng quang hóa trị liệu kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh: TPBVSK Kim Miễn Khang.

Bên cạnh đó, người bị vảy nến cần lưu ý:

- Tránh bất cứ điều gì có thể kích hoạt sự bùng phát bệnh, các yếu tố phổ biến bao gồm:

+ Chấn thương hoặc trầy xước da.

+ Mức độ lo lắng và căng thẳng cao.

+ Nhiễm trùng bất cứ nơi nào trên cơ thể.

+ Uống quá nhiều rượu và hút thuốc.

- Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời và thời tiết khắc nghiệt: Trong khi ánh nắng mặt trời nhẹ nhàng có thể tốt cho làn da bị vảy nến thì việc tiếp xúc quá nhiều sẽ làm cho các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Thời tiết rất lạnh, khô và/hoặc gió cũng có thể gây kích ứng da của người bệnh.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm ngứa và đóng vảy: Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ trên các khu vực bị vảy nến bùng phát giúp duy trì độ ẩm. Hãy dùng kem dưỡng ẩm suốt cả ngày khi bạn thấy các triệu chứng vảy nến bùng phát.

Chúc bạn sức khỏe!