Em năm nay 31 tuổi, phát hiện mắc bệnh lupus 10 năm. Em bị biểu hiện về máu (thiếu tiểu cầu, hồng cầu). Em đã sinh em bé được 2 năm, em muốn ngăn ngừa bệnh tái phát thì có thể dùng Kim Miễn Khang được không ạ?
Trả lời:

Chào bạn!

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với tỷ lệ gấp 9 lần nam giới. Bệnh có 2 loại là lupus ban đỏ thể thông thường (có tổn thương da, không gây tổn thương nội tạng) và lupus ban đỏ hệ thống (xuất hiện cả tổn thương da và tổn thương nội tạng).

Các triệu chứng lupus ban đỏ thường xuất hiện không giống nhau giữa những người mắc, bao gồm:

- Đau cơ và khớp: Bạn có thể cảm thấy đau, cứng khớp. Điều này ảnh hưởng đến hầu hết những người bị lupus. Các vị trí phổ biến bị đau cơ và sưng bao gồm: Cổ, đùi, vai và cánh tay trên.

- Sốt: Sốt cao ảnh hưởng đến nhiều người mắc lupus. Tình trạng này thường do viêm hoặc nhiễm trùng.

- Phát ban: Bạn có thể bị phát ban ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cánh tay và bàn tay. Một dấu hiệu phổ biến của bệnh lupus là phát ban màu đỏ, hình cánh bướm trên mũi và má.

- Đau ngực: Lupus có thể kích hoạt viêm trong niêm mạc phổi. Điều này gây ra đau ngực khi thở sâu.

- Rụng tóc: Các đốm loang lổ hoặc hói rất phổ biến. Rụng tóc cũng có thể do một số loại thuốc hoặc nhiễm trùng.

- Nhạy cảm với ánh sáng: Hầu hết người bị lupus rất nhạy cảm với ánh sáng. Tiếp xúc với ánh sáng có thể gây phát ban, sốt, mệt mỏi hoặc đau khớp ở một số người.

- Vấn đề về thận: 1/2 số người bị lupus có vấn đề về thận là viêm thận lupus. Triệu chứng bao gồm tăng cân, sưng mắt cá chân, huyết áp cao và có thể dẫn đến suy thận. Bạn cũng nói mẹ mình bị suy thận và đang chạy thận. Đây là biến chứng hay gặp.

- Loét miệng: Những vết loét này thường xuất hiện trên vòm miệng nhưng cũng có thể xuất hiện ở nướu, bên trong má và trên môi.

- Mệt mỏi: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức ngay cả khi đã ngủ đủ giấc. Mệt mỏi cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo của một đợt bùng phát lupus mới.

- Thiếu máu: Mệt mỏi có thể là dấu hiệu thiếu máu. Đây là tình trạng phổ biến.

- Suy giảm trí nhớ.

- Xuất hiện cục máu đông: Bạn có thể có nguy cơ đông máu cao hơn khi bị lupus ban đỏ. Điều này có thể gây ra cục máu đông ở chân, phổi, đột quỵ, đau tim hoặc sảy thai nhiều lần.

- Bệnh về mắt: Bạn có thể bị khô mắt, viêm mắt và phát ban mí mắt.

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ

Hiện nay, nguyên nhân gây lupus ban đỏ chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Có khả năng lupus là kết quả của sự kết hợp giữa di truyền và các yếu tố môi trường.

Trong hầu hết trường hợp, người mang gen bệnh lupus có thể bị bùng phát khi bắt gặp các yếu tố kích hoạt từ môi trường. Chúng bao gồm:

- Ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây các tổn thương da lupus hoặc kích hoạt phản ứng bên trong ở những người nhạy cảm.

- Nhiễm trùng: Bị nhiễm trùng có thể khởi phát bệnh lupus hoặc gây tái phát ở một số người.

- Sử dụng thuốc: Lupus có thể được kích hoạt bởi một số loại thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh và kháng sinh. Những người bị lupus do thuốc thường cải thiện triệu chứng khi họ ngừng dùng thuốc.

Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro bao gồm:

- Giới tính: Lupus phổ biến hơn ở phụ nữ.

- Tuổi tác: Mặc dù lupus ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi nhưng nó thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15 – 45.

Cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả

Hiện nay, lupus ban đỏ, đặc biệt là lupus ban đỏ hệ thống chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng người mắc có thể áp dụng nhiều cách để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát, bao gồm:

Sử dụng thuốc

Thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và hỗ trợ kiểm soát hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Người bệnh có thể cần dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau bao gồm:

- Thuốc giảm đau.

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

- Corticosteroid được sử dụng để nhanh chóng kiểm soát tình trạng viêm.

- Thuốc chống sốt rét.

- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.

- Thuốc ức chế miễn dịch.

Tất cả các loại thuốc trên đều có tác dụng phụ. Do đó, bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các biện pháp tự điều trị

Những điều khác bạn có thể làm để kiểm soát bệnh lupus bao gồm:

- Tìm hiểu về tình trạng bệnh: Bạn cần hiểu tình trạng của mình để có biện pháp ổn định tốt hơn.

- Quản lý tiếp xúc với ánh sáng cực tím (UV): Ánh sáng tia cực tím, đặc biệt là ánh sáng mặt trời có thể gây bùng phát bệnh. Do đó, hãy bảo vệ da bằng kem chống nắng hoặc che chắn kỹ khi ra ngoài.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Tìm hiểu các cách để kiểm soát cơn đau như chườm nóng, chườm lạnh, tập thể dục,…

- Hạn chế stress bằng cách đi dạo, nghe nhạc hoặc tránh các tình huống khiến bạn căng thẳng.

- Cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

Với trường hợp của bạn

Bạn đã sinh bé được 2 năm bạn hoàn toàn có thể sử dụng được TPBVSK Kim Miễn Khang giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể ngăn ngừa bệnh tái phát bạn ạ.

Chúc bạn sức khỏe!