Thuốc bôi trị vảy nến là vấn đề không hề mới nhưng vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm, bởi đây là phương pháp giúp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Tuy nhiên, bạn có biết, đâu là loại thuốc bôi chữa vảy nến phổ biến hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể ngay sau đây!

Thế nào là bệnh vảy nến?

Vảy nến là bệnh mạn tính trên da khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 10 - 50. 

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch là yếu tố hàng đầu khiến bệnh khởi phát. Bình thường, hệ miễn dịch là “lá chắn” ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân lạ vào cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng đã nhận diện nhầm và tấn công chính những tế bào biểu bì da quen thuộc, khiến chúng chết đi nhanh chóng, tích tụ trên da và gây nên những mảng tổn thương đỏ hồng, sưng tấy, đóng vảy dày đặc. Tình trạng này khiến da sần sùi, khô ráp, gây ngứa ngáy, khó chịu, có khi đau rát.

Tại sao thuốc bôi trị vảy nến thường được lựa chọn trong điều trị bệnh?

Hiện nay, mặc dù chưa thể điều trị vảy nến khỏi hoàn toàn nhưng đã có rất nhiều cách kiểm soát nhanh triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Trong đó, thuốc bôi trị vảy nến là phương pháp đầu tay, được nhiều chuyên gia và người dùng lựa chọn khi tình trạng bệnh chưa quá nghiêm trọng.

Đây là “vũ khí” tác động tại chỗ, giải quyết trực tiếp tổn thương trên da nhờ khả năng:

- Làm sạch da, cải thiện bong vảy.

- Kháng khuẩn, giảm viêm.

- Kéo dài chu kỳ sống của tế bào.

- Dưỡng ẩm, làm dịu ngứa ngáy hay đau rát.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào một số yếu tố sau đây để lựa chọn các chế phẩm bôi phù hợp:

- Mức độ tổn thương trên da.

- Thể bệnh vảy nến gặp phải.

- Các hoạt chất, liệu pháp đã từng áp dụng.

- Thể trạng của người mắc (có dị ứng với thành phần nào hay không).

Những loại thuốc bôi nào thường được sử dụng khi bị vảy nến?

Dưới đây là một số hoạt chất đã được chứng minh hiệu quả cải thiện tổn thương ngoài da khi bị vảy nến ứng dụng trong các dạng thuốc mỡ, gel, kem bôi. Cụ thể là:

Axit salicylic

Đây là hoạt chất có tác dụng tiêu sừng, bạt vảy nhờ khả năng làm tăng độ ẩm cho da, từ đó giúp cho việc loại bỏ tế bào chết dễ dàng hơn. Bên cạnh các chế phẩm bôi ngoài cơ thể, axit salicylic cũng có trong những loại dầu gội đặc trị cho vảy nến da đầu và thường được phối hợp với một số hoạt chất khác để tăng cường hiệu quả.

Dẫn chất vitamin D

Chẳng hạn như: Calcipotriene, tacalcitol, calcitriol,... Các dẫn chất này có khả năng kéo dài chu kỳ sống của tế bào da nên giúp khắc phục tình trạng bong tróc vảy và những tổn thương trên da. Các chuyên gia có thể kê thêm sản phẩm chứa steroid để tăng cường hiệu quả tùy vào tình trạng bệnh. Khi dùng, cần lưu ý không bôi lên vùng da lành.

vitaminD-cai-thien-benh-vay-nen-01 (1).jpg 

Dẫn chất vitamin D giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Nhựa than

Đây là một trong những phương pháp điều trị vảy nến khá phổ biến. Hoạt chất này được chiết xuất ra từ sản phẩm của than đá, có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng của tế bào, giảm ngứa ngáy, hạn chế phản ứng viêm trên cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp sử dụng nhựa than dễ làm bẩn quần áo và có thể bị kích ứng da.

Retinoid dùng tại chỗ

Đây là những thành phần có khả năng làm giảm viêm hữu hiệu, kiểm soát thời gian chết của tế bào da. Tuy nhiên, với tác dụng khá mạnh nên cần lưu ý khi sử dụng cho những người có làn da nhạy cảm. Ngoài ra, các retinoid còn có thể gây dị tật bẩm sinh nên chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Anthralin

Anthralin có khả năng thấm tốt vào da, giúp làm sạch, cải thiện tình trạng bong vảy, ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Tuy ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng thành phần này vẫn có thể làm kích ứng da, do đó, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Anthralin cũng được phối hợp với một số phương pháp khác như quang trị liệu để nâng cao hiệu quả điều trị.