Bệnh vảy nến ở mí mắt là bệnh tự miễn, không lây nhiễm, làm tăng sản xuất các tế bào da của cơ thể, dẫn đến viêm, hình thành mảng vảy dày quanh mắt. Vậy bệnh vảy nến ở mí mắt cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở mí mắt?

Theo Tổ chức vảy nến quốc gia, bệnh vảy nến ảnh hưởng đến 8 triệu người ở Hoa Kỳ và 125 triệu người trên toàn cầu. Nguyên nhân chính gây vảy nến là do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, dẫn đến tự miễn dịch. Các tế bào da sản sinh nhanh hơn bình thường, khiến cho da dày lên và đóng vảy ở một số khu vực. Thông thường, các tế bào da sẽ mất một tháng để tái tạo, nhưng với bệnh vảy nến thì quá trình này chỉ cần 3 – 4 ngày. Ngoài ra, vảy nến ở mí mắt có thể do một số nguyên nhân sau:

- Nếu có anh chị em, bố mẹ trong gia đình bị vảy nến, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn. 

- Mắc một số bệnh nhiễm trùng như: Viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi,...

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

- Tổn thương da do chấn thương, vết cắn, cháy nắng, xăm hình,...

- Thừa cân, béo phì.

- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.

Hình ảnh bệnh vảy nến ở mí mắt

Hình ảnh bệnh vảy nến ở mí mắt

Một số triệu chứng của bệnh vảy nến ở mí mắt: 

- Có vảy, da màu đỏ ở vùng bị vảy nến.

- Da khô, nứt nẻ, dễ chảy máu.

- Viêm mí mắt có thể khiến lông mi cọ vào mắt.

- Vảy bong ra có thể dính vào lông mi.

- Đau khi cử động mắt.

- Khô mắt do vảy kéo mí mắt ra ngoài.

Vảy nến ở mí mắt có thể gây viêm trong mắt, khiến người mắc thấy khô mắt và rất khó chịu. Nếu không điều trị, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Bệnh vảy nến ở mí mắt cải thiện bằng cách nào?

Để cải thiện bệnh vảy nến ở mí mắt, bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:

Dùng thuốc

Thuốc mỡ steroid được dùng quanh mắt để điều trị chứng bong vảy. Tuy nhiên, sử dụng thuốc cẩn thận để tránh tổn thương da ở mí mắt. Sử dụng thuốc mỡ steroid quanh mắt có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp , đục thủy tinh thể và có thể mất thị lực. 

Thuốc mỡ protopic hoặc kem elidel: Những loại thuốc này thuộc nhóm ức chế calcineurin tại chỗ, không có biến chứng bệnh tăng nhãn áp như steroid. Thuốc tác động trực tiếp trên hệ thống miễn dịch, giúp cải thiện triệu chứng vảy nến. Tuy nhiên, thuốc mỡ protopic có thể gây kích ứng da với cảm giác châm chích, nóng rát khi bôi. Bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng, tuyệt đối không để thuốc dính vào mắt. 

Thuốc uống như methotrexate, steroid đường uống có thể kiểm soát khi các triệu chứng của vảy nến ở mí mắt nghiêm trọng hơn.

Liệu pháp sinh học

Đây là phương pháp điều trị mới, giúp giảm triệu chứng của bệnh vảy nến. Chuyên gia sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của triệu chứng vảy nến ở mí mắt mà lựa chọn thuốc sinh học phù hợp.

Chăm sóc tại nhà

- Nhẹ nhàng rửa mí mắt bằng nước mát và dầu gội dành cho da nhạy cảm hoặc dành cho trẻ em để giảm kích ứng.

- Sử dụng nước mát để làm dịu da, đặc biệt tránh nước nóng, vì nó có thể làm khô da và trầm trọng thêm các triệu chứng.

Bệnh vảy nến là bệnh đa hệ thống, không chỉ ảnh hưởng đến khu vực xuất hiện các triệu chứng mà còn có thể tác động đến toàn bộ cơ thể.