Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp liên quan đến bệnh vẩy nến. Với tổn thương ngoài da biểu hiện như bệnh vẩy nến và triệu chứng viêm khớp tương tự như viêm khớp dạng thấp.
Dưới đây là những điều mà bệnh nhân viêm khớp vẩy nến cần biết
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vẩy nến
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vẩy nến vẫn chưa thật rõ ràng. Tuy nhiên, những yếu tố như khả năng miễn dịch, gen và yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong khởi phát bệnh.
2. Triệu chứng bệnh viêm khớp vẩy nến
Các biểu hiện ngoài da giống bệnh vẩy nến như xuất hiện các mảng đỏ, da hình thành các vẩy,… có thể xuất hiện trước hoặc sau triệu chứng viêm khớp. Triệu chứng của bệnh có thể khác nhau giữa những cá thể, song hầu hết đều có những biểu hiện sau:
- Viêm, sưng và đau các khớp, biểu hiện thường xuất hiện ở các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân
- Trường hợp nặng có thể gây biến dạng các khớp kèm theo viêm mạn tính
3. Chẩn đoán viêm khớp vẩy nến
Chẩn đoán viêm khớp vẩy nến trên nền bệnh nhân vẩy nến khá dễ dàng. Nếu các triệu chứng trên da chưa xuất hiện, việc chẩn đoán bệnh sẽ khó khăn hơn. Để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bạn có mắc viêm khớp vẩy nến hay không, ngoài thăm khám lâm sàng và tiền sử bệnh còn cần làm những xét nghiệm nhau:
- Tốc độ máu lắng: xét nghiệm này giúp xác định tình trạng viêm của bạn.
- Acid uric: trong viêm khớp vẩy nến, nồng độ acid uric máu tăng cao rõ rệt.
4. Điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến
Phác đồ điều trị viêm khớp vẩy nến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, tiền sử bệnh, sức khỏe của bạn và mức độ nặng của bệnh…
Điều trị viêm khớp vẩy nến là điều trị các triệu chứng ở da và ở khớp. Các loại thuốc thường sử dụng là:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm triệu chứng viêm.
- Vitamin và các khoáng chất để làm chậm quá trình biến dạng xương.
- Thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate được sử dụng nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nếu NSAIDs không có hiệu quả
- Corticosteroid
- Các thuốc có nguồn gốc sinh học.
Các biện pháp điều trị viêm khớp khác:
- Điều trị vẩy nến bằng ánh sáng tia cực tím ( tia UVB hoặc PUVA)
- Vật lý trị liệu nhằm duy trì, cải thiện chức năng cơ bắp và khớp
-Chăm sóc làn da, đặc biệt là vùng da bị vẩy nến
-Phẫu thuật khi có những tổn thương nặng về khớp ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh viêm khớp vẩy nến cần có một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.