Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm, nhất là trong vấn đề dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, vậy điều trị vẩy nến ở thời kỳ này như thế nào?
Những cách điều trị bệnh vẩy nến trong thời kỳ mang thai
Nhìn chung, bệnh vẩy nến không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh vẩy nến cần thận trọng đặc biệt là giai đoạn trước và trong khi mang thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, đảm bảo chắc chắn rằng thuốc bạn đang dùng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thuốc điều trị bệnh vẩy nến có thể có nhiều tác dụng phụ, vì vậy việc dùng thuốc trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc kiểm soát bệnh cho mẹ và ảnh hưởng xấu của thuốc đến thai nhi. Các thuốc đường uống sẽ bị hạn chế, đặc biệt là các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, các thuốc chống viêm mạnh nhóm corticoids, các thuốc hóa trị liệu, thuốc sinh học,…vì tác dụng phụ nặng nề, nhất là khi chúng có thể qua được hàng rào nhau thai vào được trong cơ thể con.
Hạn chế dùng thuốc điều trị bệnh vẩy nến trong thời kỳ mang thai
Thay vì sử dụng thuốc đường uống, các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc đường bôi, ít hấp thu vào trong cơ thể, tuy nhiên, kể cả sử dụng thuốc đường bôi cũng cần lựa chọn loại thuốc an toàn, ít tác dụng phụ.
Sử dụng liệu pháp thảo dược giúp cải thiện bệnh vẩy nến
Thảo dược từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc nhằm giúp cải thiện bệnh, đặc biệt là những bệnh mạn tính như bệnh vẩy nến. Xu hướng hiện nay trên thế giới và ở nước ta là sử dụng các sản phẩm thảo dược, an toàn.
Trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị vẩy nến hiện nay cósản phẩm với thành phần chính là sói rừng kết hợp với hoàng bá, nhũ hương, thổ phục linh,… có tác dụng chống tự miễn, giảm viêm, tác động lên cả căn nguyên và triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, sản phẩm rất an toàn khi sử dụng lâu dài, mang lại cho bệnh nhân vẩy nến một chất lượng cuộc sống tốt hơn.