Hoàng Bá là cây gỗ to, sống lâu năm, cao 10-17m hoặc hơn. Vỏ thân dày, mặt ngoài sần sùi, màu xám, đến nâu xám, mặt trong màu vàng. Trong y học cổ truyền thường sử dụng vỏ thân hoặc vỏ cành, thu hoạch tháng 3-6, cạo bỏ lớp bần, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng rửa sạch, ủ mềm rồi chế biến, sao tẩm tùy theo yêu cầu.

Hoàng-bá-có-tác-dụng-gì.jpg

Cành Hoàng Bá

Trong YHCT, Hoàng bá có vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc, 

Thành phần hóa học chủ yếu trong vỏ hoàng bá là các alcaloid như berberin, palmatin, candicin, phellodendrin,...

Tác dụng dược lý của Hoàng Bá:

- Ức chế miễn dịch do trong Hoàng bá có Phenolldendrine có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh

- Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng Bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩn gram dương và âm. Dịch chiết và nước sắc từ Hoàng Bá ức chế ở mức độ khác nhau đ[si với tụ cầu vàng, liên cầu, Baccilus subtilis, shigella shigae,..

- Tác dụng kháng nấm: Dịch chiết và nước sắc từ Hoàng Bá thì nghiệm trên ống kính có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da

- Tác dụng hạ huyết áp: Trên động vật gây mê, hoàng bá tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm phúc mạc đều có tác dụng hạ áp rõ rệt và kéo dài. Nước sắc Hoàng bá tiêm phúc mạc với liều 12g/kg trên mèo gây mê, huyết áp hạ xuống còn bằng 60% trị huyết áp ban đầu. Cao lỏng Hoàng bá tiêm phúc mạc với liều 2g/kg trên mèo gây mê cũng có tác dụng hạ huyết áp những ảnh hưởng không rõ đối với nhịp tim. Ngoài ra từ hoàng bá người ta chiết tách được một chất có tác dụng kích thích thụ thể ß- receptor, thí nghiệm trên chuột cống trắng tiêm tĩnh mạch với liều 24µg/kg gây hạ huyết áp đồng thời làm tăng nhịp tim.

- Ngoài ra Hoàng bá còn có tác dụng long đờm với liều 400-800mg/kg theo đường uống và có tác dụng chống ho với liều 800mg/kg.