Ngày 29 tháng 10 hàng năm là Ngày Vảy Nến Thế Giới, một dịp để toàn xã hội cùng chung tay nâng cao nhận thức và hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh vảy nến là căn bệnh không lây, không đơn thuần là một bệnh ngoài da mà còn liên quan đến hệ miễn dịch bên trong, người bệnh vảy nến vẫn đang sống chung và cố gắng kiểm soát bệnh hàng ngày. 

Vảy nến - Căn bệnh cần được hiểu đúng bản chất

Vảy nến là một bệnh tự miễn mãn tính, gây ra các mảng da tróc vảy, dày sừng, viêm đỏ dưới vảy. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, hiện tại không chỉ người xung quanh mà chính bản thân người bệnh vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. 

Đầu tiên, về nguyên nhân của bệnh vảy nến: Các chuyên gia nhận định rằng, nguyên nhân sâu xa gây bệnh là do hệ miễn dịch rối loạn, suy yếu dẫn đến tình trạng tự miễn dịch. Các tế bào miễn dịch thay vì tấn công tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể, thì chúng lại tấn công vào biểu bì da của chính cơ thể mình làm kích hoạt các phản ứng miễn dịch khác. Mặt khác, tế bào biểu bì da rất mỏng manh, do vậy dễ bị tổn thương, viêm nhiễm, viêm đỏ, ngứa. Các phản ứng miễn dịch thường mang tính hệ thống, khó kiểm soát nên bệnh vảy nến thường dai dẳng, khó điều trị.

nguoi-benh-vay-nen-can-nam-ro-dieu-nay.png

Người bệnh vảy nến cần hiểu rõ nguyên nhân để kiểm soát bệnh tốt

Bệnh vảy nến còn được biết đến là một bệnh 3 KHÔNG “Không hết - Không lây - Không chết”. Vảy nến là bệnh mạn tính, không chữa khỏi hoàn toàn được. Chúng ta không thể loại trừ được căn nguyên của bệnh - hệ miễn dịch rối loạn. Nhưng bạn có thể làm giảm các triệu chứng và giữ bệnh ổn định, tránh tái phát trở lại bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đây cũng không phải là một bệnh truyền nhiễm và các tổn thương da mà nó gây ra sẽ không lan sang người khác khi tiếp xúc qua da hay dùng chung đồ,… Tuy nhiên các tổn thương vảy nến có thể lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh. 

Người bệnh cần hiểu rõ được điều trên để xác định được phương pháp điều trị bệnh vảy nến vừa giúp giảm triệu chứng bệnh tốt, vừa duy trì hiệu quả lâu dài, ngừa bệnh tái phát. 

Hưởng ứng Ngày Vảy Nến Thế Giới 29/10 cùng nhãn hàng Kim Miễn Khang 

Ngày Vẩy nến thế giới là một sự kiện hàng năm được tổ chức dành cho bệnh nhân vẩy nến. Đây là sự kiện toàn cầu nhằm mục đích lên tiếng cho hơn 125 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới và nâng cao nhận thức trong cộng đồng, đồng thời đem đến cho bệnh nhân điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Chủ đề của Ngày Bệnh vẩy nến Thế giới năm 2024 là "Gia đình". Người bệnh vảy nến xứng đáng nhận được sự hỗ trợ không ngừng từ người thân thiết nhất của mình. Không chỉ chính bản thân người bệnh mà gia đình của người bệnh cũng cần hiểu rõ về căn bệnh vảy nến.

gia-dinh-dong-hanh-cung-nguoi-benh-vay-nen.png

Sự đồng hành của “Gia đình” giúp người bệnh vảy nến có thêm động lực chiến đấu với bệnh

Kim Miễn Khang là sản phẩm dùng cho người bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến. Với thành phần chính từ Sói rừng nổi tiếng với tác dụng điều hòa miễn dịch, chống tự miễn, tác động được đến nguyên nhân sâu xa gây bệnh vảy nến. Sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ lượng tử trong quá trình sản xuất kết hợp với các thảo dược chống viêm, tiêu độc giúp giảm nhanh triệu chứng viêm, ngứa, đau rát, bong vảy, giảm tổn thương trên da an toàn và điều hòa miễn dịch, ổn định hiệu quả lâu dài, ngừa bệnh tái phát liên tục.

Sản phẩm Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Da liễu Trung ương trên người bệnh vảy nến cho kết quả sau 12 tuần sử dụng sản phẩm như sau:

  • Hơn 80% người bệnh giảm rõ rệt các triệu chứng như khô da, ngứa, bong vảy.
  • 74% bệnh nhân chuyển từ tình trạng nặng sang nhẹ.
  • 100% không gặp tác dụng phụ.

Kim-Mien-Khang-het-ngua-ngay-sach-vay-da-tranh-xa-vay-nen.png

Kim miễn Khang - Ngăn tự miễn - Hết ngứa ngáy, sạch vảy da - Tránh xa lupus, vảy nến

Nhân dịp Ngày Vảy nến Thế giới 29/10, nhãn hàng Kim Miễn Khang xin gửi đến người bệnh vảy nến những lời chúc tốt đẹp, luôn giữ tinh thần lạc quan, niềm tin vững chắc và không bao giờ ngừng đấu tranh đẩy lùi căn bệnh này. Chúng tôi luôn ở bên cạnh, đồng hành và sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ bạn".

Lời khuyên về chế độ sinh hoạt cho người bệnh vảy nến 

Về chế độ ăn, người bệnh vảy nến nên bổ sung các nhóm thực phẩm giúp chống viêm, chống oxy như:

  • Chất chống oxy hóa: có trong các loại trái cây như nho và bưởi, các loại đậu, quả hạch, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc, cây đinh hương, cây quế. Các chất này cần thiết để ngăn cản sự hình thành leukotriene, đây là một trong những thủ phạm làm vảy nến nặng hơn.
  • Beta-carotene: có trong cà rốt, rau lá xanh, quả mơ, xoài. Beta-carotene giúp chuyển hóa vitamin A trong cơ thể, điều này cần thiết cho một làn da khỏe mạnh.
  • Folate: có trong ngũ cốc, đậu lăng, lúa mì, đậu Hà Lan, cây bông cải xanh, cải bắp, giá. Folate giúp phân chia tế bào da cho một làn da khỏe mạnh.
  • Kẽm: có trong sò và các thực phẩm có ngũ cốc. Thiếu kẽm thường thấy ở người bệnh vảy nến.
  • Axit béo Omega-3 (còn gọi là eicosapentanoic acid hay EPA): có trong các loại cá như cá mòi, cá thu và cá hồi; hạt lanh, hạt hướng dương và hạt mè. Axit béo Omega-3 giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc bôi chứa corticosteroid mà không làm tình trạng bệnh vảy nến xấu hơn.

Ngoài ra, người bệnh vảy nến cần uống đủ nước giúp đào thải độc tố, duy trì độ ẩm cho da.

Mot-che-do-an-khoa-hoc-giup-kiem-soat-tot-benh-vay-nen.png

Một chế độ ăn khoa học, thư giãn tinh thần giúp kiểm soát tốt bệnh vảy nến

Và hạn chế thực phẩm gây viêm, dễ làm nặng thêm triệu chứng bệnh vảy nến:

  • Đồ ăn chế biến sẵn: Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh chứa nhiều đường, muối, chất béo chuyển hóa... có thể làm tăng viêm.
  • Đồ uống có ga, rượu bia: Gây mất nước, làm tăng viêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thịt đỏ: Nên hạn chế thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến sẵn.
  • Đường: Đường tinh luyện có thể làm tăng viêm và tăng cân.

Về chế độ luyện tập, Tổ chức Bệnh Vảy nến Quốc gia Mỹ khuyến cáo, những người mắc bệnh vảy nến nên tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút, cộng với rèn luyện sức mạnh ít nhất năm lần một tuần. Thực hiện các bài tập vận động thường xuyên sẽ giúp người bệnh vảy nến duy trì sự linh hoạt và không bị cứng khớp và hạn chế tình trạng căng thẳng. Một số cách tốt để thực hiện là tập yoga, thái cực quyền và khí công…

Hãy cùng Kim Miễn Khang hướng ứng Ngày Vảy nến Thế giới 29/10, giúp người bệnh hiểu rõ bệnh, kiểm soát tốt bệnh vảy nến. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh vảy nến, đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn.

Thu Kiều