Viêm da cơ địa bội nhiễm là giai đoạn nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, hiểu về viêm da cơ địa bội nhiễm sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm, cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, rối loạn thay vì tấn công vào các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể thì lại tấn công vào tế bào biểu bì, da, các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, hệ miễn dịch không làm trọn nhiệm vụ sẵn có của nó, các yếu tố như vi khuẩn, virus, chất độc hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây viêm da cơ địa. Bệnh làm hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển viêm da cơ địa bội nhiễm bao gồm:

  • Nhiễm trùng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) có thể là tác nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm. Theo thống kê, tác nhân này được tìm thấy ở khoảng 90% người bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Người bệnh có thể bị đóng vảy màu mật ong, rỉ huyết thanh, viêm nang lông và viêm da mủ.
  • Nếu khu vực bị viêm da cơ địa bị thương, người bệnh gãi mạnh, cào xước hoặc chà xát nhiều gây nhiễm trùng vết thương. 
  • Chăm sóc da không đúng cách có thể khiến da bị viêm nặng hơn, nhiều bã nhờn, làm bệnh nghiêm trọng hơn, gây bội nhiễm.
  • Khi điều trị viêm da cơ địa, người bệnh lạm dụng kháng sinh hoặc điều trị không đúng cách có thể khiến da bị tổn thương nặng hơn, gây viêm da cơ địa bội nhiễm. Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc bôi corticoid cũng có thể làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Nhiem-trung-khien-viem-da-co-dia-boi-nhiem-nghiem-trong-hon.webp

Nhiễm trùng khiến viêm da cơ địa bội nhiễm nghiêm trọng hơn

Triệu chứng của viêm da cơ địa bội nhiễm

Viêm da cơ địa có triệu chứng điển hình là gây tổn thương da, da có màu đỏ, hồng, khô sần, ngứa ngáy, sưng đỏ. Còn khi bị bội nhiễm thì các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. Cụ thể như:

  • Tổn thương da bội nhiễm thường đỏ, sưng viêm, lở loét cũng như chảy nhiều dịch mủ.
  • Tổn thương da màu đỏ tươi, sưng viêm và nóng hơn tại các vùng da xung quanh.
  • Đau nhức thường xuyên kèm theo ngứa ngáy dữ dội.
  • Tổn thương da có thể lan rộng ra toàn thân và người bệnh bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn.
  • Có các mụn mủ, da sưng loét.

Viêm da cơ địa bội nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

Nhiễm trùng

Tổ chức liên kết của da bị ăn sâu bởi ký sinh trùng, sau đó tấn công vào tuần hoàn máu, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Nếu không xử lý kịp thời có thể gây nhiễm độc toàn thân, thậm chí tử vong.

Viêm mô tế bào

Người bị viêm da cơ địa bội nhiễm rất dễ bị viêm mô tế bào da. Đây là nhiễm trùng da nghiêm trọng có thể gây nhiều biến chứng hiểm nguy nếu như không kiểm soát kịp thời.

Viem-da-co-dia-co-the-dan-den-viem-mo-te-bao.webp

Viêm da cơ địa có thể dẫn đến viêm mô tế bào 

Nhiễm nấm

Người bệnh viêm da cơ địa có nguy cơ nhiễm nấm. Trong đó, Malassezia furfur  (Pityrosporum ovale) là loại nấm men ưa mỡ thường xuất hiện ở vùng tiết bã của da như da đầu, mặt và cổ.

M. furfur có thể gây bệnh lang ben, thường được tìm thấy ở những người bị viêm da cơ địa ở đầu và cổ. 

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Viêm da cơ địa bội nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến người mắc nên cần điều trị càng sớm càng tốt bằng các cách khác nhau như dùng thuốc tây, sử dụng thảo dược hoặc thử các bài thuốc dân gian. Cụ thể:

Thuốc tây

Khi bị viêm da cơ địa, chuyên gia có thể chỉ định dùng một số loại thuốc như sau:

Thuốc kháng khuẩn, làm dịu da

Thuốc kháng khuẩn điều trị viêm da cơ địa có tác dụng sát khuẩn, làm dịu và bảo vệ da. Thuốc giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn làm tổn thương da, giúp làm lành da, giảm tổn thương. 

Một số loại thuốc kháng khuẩn, làm dịu da thường được sử dụng bao gồm: Hồ nước, dung dịch chlorhexidine, dung dịch hexamidine,…

Ho-nuoc-giup-lam-diu-da,-cai-thien-viem-da-co-dia-boi-nhiem.webp

Hồ nước giúp làm dịu da, cải thiện viêm da cơ địa bội nhiễm

Thuốc kháng sinh

Viêm da cơ địa bội nhiễm có thể phải điều trị bằng kháng sinh để tránh nhiễm trùng lan rộng. Một số nhóm kháng sinh thường được sử dụng là nhóm macrolid và nhóm penicillin. Trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm do nấm thì sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân như Fluconazole hay Itraconazole.

Khi sử dụng kháng sinh nên tuyệt đối tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn để tránh kháng thuốc. 

Corticoid bôi ngoài da

Thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm giúp giảm viêm và tránh phù nề. Corticoid có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng lâu dài. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn và phải hỏi ý kiến của chuyên gia khi triệu chứng cải thiện để giảm liều rồi mới dừng thuốc.

Thuốc kháng histamin H1

Thuốc kháng histamin H1 giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa bằng cách ức chế giải phóng histamin. Một số thuốc kháng histamin thường được sử dụng bao gồm: Fexofenadin, Acrivastin, Astemizol, Cetirizin, Loratidin,…

Sử dụng một số loại thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ nên cần cân nhắc khi dùng.

Mặc dù thuốc tây mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng ngứa rát, đau, viêm nhưng cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây bởi có thể gây những tác dụng phụ khi lạm dụng. Đồng thời, sử dụng không đúng liều lượng có thể gây nhờn thuốc. Vì vậy, không tự ý dùng thuốc tây, không tăng hoặc giảm liều khi chưa được chỉ định. 

Thảo dược 

Bên cạnh điều trị tây y, một số thảo dược như sói rừng, thổ phục linh, bạch thược cũng có thể cải thiện viêm da cơ địa bội nhiễm.

Thổ phục linh

Theo đông y, thổ phục linh có tác dụng giải độc, trị mụn nhọt, mẩn ngứa,... 

Cách dùng: Chuẩn bị 15 – 30g sắc nước hoặc ngâm rượu uống để giảm viêm, cải thiện viêm da cơ địa bội nhiễm.

Tho-phuc-linh-chong-viem-cai-thien-viem-da-co-dia-boi-nhiem.webp

Thổ phục linh chống viêm, cải thiện viêm da cơ địa bội nhiễm

Bạch thược

Theo đông y, bạch thược có tác dụng làm mát, tiêu viêm,... Nghiên cứu cũng đã chứng minh, bạch thược chứa nhiều thành phần giúp cải thiện bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Trong đó, paeoniflorin được chứng minh có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch, chống dị ứng. 

Cách sử dụng: Ngày dùng từ 8g đến 12g, sắc lấy nước uống hoặc có thể kết hợp với một số vị thuốc khác.

Sói rừng 

Sói rừng chứa flavonoid, coumarin, axit fumaric,... và sesquiterpen tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ gan, cải thiện viêm da cơ địa bội nhiễm. Cây sói rừng được sử dụng để chữa lành vết thương, thậm chí chảy dịch, đồng thời đây còn là thảo dược giúp tăng cường miễn dịch rất tốt. 

Cách sử dụng: Dùng cành lá sói rừng với lượng thích hợp rửa sạch, mang nấu lấy nước rửa, ngày 1- 2 lần. 

Các thảo dược trên đều có những ưu điểm tuyệt vời giúp chống viêm, cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa bội nhiễm. Chính vì vậy, chuyên gia đã kết hợp và cho ra đời sản phẩm chứa thành phần chính sói rừng, giúp điều hòa miễn dịch, chống viêm, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. 

Bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian có thể cải thiện tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm như dùng lá trầu không, lá đơn đỏ, dầu dừa,...

Lá trầu không

Trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên từ xưa ông bà chúng ta đã dùng trầu không để trị các bệnh ngoài da, làm sạch vết thương, sát khuẩn. Đặc biệt lá trầu không còn có tác dụng phục hồi làn da nên được sử dụng để chữa viêm da cơ địa bội nhiễm.

Cách sử dụng: Lấy lá trầu không đắp lên da hoặc có thể đun lá để ngâm, rửa vết thương mỗi ngày 2 - 3 lần.

Nuoc-la-trau-khong-giup-cai-thien-viem-da-co-dia-boi-nhiem.webp

Nước lá trầu không giúp cải thiện viêm da cơ địa bội nhiễm

Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ có tính mát, vị đắng, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau. Theo nghiên cứu, lá đơn đỏ chứa các hoạt chất tự nhiên như tanin, saponin, coumarin, flavonoid,... có công dụng sát khuẩn, chống viêm và ức chế vi khuẩn gây viêm da cơ địa.

Cách sử dụng: Lấy một nắm lá đơn đỏ rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo. Sau đó đun sôi 2 lít nước rồi cho lá đơn đỏ vào nấu khoảng 5 phút. Nước thu được để nguội và ngâm rửa trực tiếp vùng bị viêm da cơ địa. Thực hiện 3 - 4 lần/tuần để cải thiện bệnh.

Dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng nứt nẻ và giảm kích ứng trên da. Vì vậy, dầu dừa có thể sử dụng để giảm ngứa ngáy, ban đỏ hiệu quả trong bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm.

Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh sạch vùng da bị viêm thì lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên da, massage nhẹ nhàng cho dầu dừa thẩm thấu vào da. Để yên trong khoảng 45 - 60 phút rồi mới lau sạch.

Viêm da cơ địa bội nhiễm nên chăm sóc da như thế nào?

Trong thời gian bị viêm da cơ địa bội nhiễm, vấn đề quan trọng nhất là giữ cho làn da khỏe mạnh, tránh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn bằng cách:

  • Tránh làm trầy xước da. Hạn chế gãi bởi sẽ làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giữ ẩm cho da để cải thiện mẩn ngứa, bảo vệ làn da.
  • Tắm ít nhất một lần mỗi ngày để hạn chế tình trạng viêm da. 
  • Chọn sữa tắm phù hợp, với công thức giảm kích ứng và sử dụng được cho người có làn da nhạy cảm.
  • Nên tắm nhanh (khoảng 5 phút) và lưu ý không sử dụng nước quá nóng ở người bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm cũng như cách điều trị hiệu quả. Đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính sói rừng để cải thiện tình trạng bệnh bạn nhé!

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/infected-eczema

https://www.rchsd.org/programs-services/dermatology/eczema-and-inflammatory-skin-disease-center/triggers/infection/

https://dermnetnz.org/topics/complications-of-atopic-dermatiti