Vảy nến thể mảng là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong số các dạng vảy nến, với biểu hiện đặc trưng là mảng da sưng đỏ, bong tróc không ngừng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây!
Nguyên nhân hình thành vảy nến thể mảng là gì?
Theo thống kê, vảy nến thể mảng chiếm khoảng 10% tổng số các trường hợp mắc vảy nến. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là những mảng da tấy đỏ, đường kính lớn, thường xuất hiện ở lưng, bụng, cánh tay, đầu gối,... Bên cạnh đó, vùng da xung quanh bị khô nứt, dễ chảy máu, đồng thời gây ngứa ngáy thường xuyên.
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều tài liệu đã chứng minh được rằng, sự suy yếu của hệ thống miễn dịch chính là yếu tố hàng đầu khiến vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng hình thành. Trong trường hợp này, hệ thống phòng vệ của cơ thể tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh, khiến chúng chết đi nhanh chóng, chỉ sau 3 - 4 ngày thay vì 28 - 30 ngày như bình thường, tạo thành những mảng tổn thương, tróc vảy liên tục.
Ngoài ra, một số yếu tố từ môi trường khiến bệnh vảy nến tiến triển nhanh chóng hơn bao gồm:
- Chấn thương da nghiêm trọng do tai nạn.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Đặc biệt là viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A.
- Căng thẳng, lo âu thường xuyên gây ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ vảy nến thể mảng tiến triển.
- Tác dụng phụ của một số thuốc như: Chống sốt rét, điều trị đau thắt ngực,... cũng là tác nhân khiến bệnh bùng phát.
Nguyên nhân hình thành vảy nến thể mảng là gì?
Phương pháp điều trị vảy nến thể mảng hiện nay
Do liên quan đến cơ chế miễn dịch nên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biện pháp kiểm soát triệu chứng, từ đó ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây nên.
Bạn có thể tham khảo những cách phổ biến sau đây:
Điều trị bằng thuốc
Ở giai đoạn đầu, tổn thương do vảy nến thể mảng chưa lan rộng, thuốc bôi sẽ được chỉ định giúp làm sạch da, cải thiện bong vảy, dưỡng ẩm, bớt ngứa ngáy. Các hoạt chất thường được sử dụng là: Acid salicylic, nhựa than, anthralin, retinoid,...
Trong trường hợp tiến triển nặng hơn, tổn thương xuất hiện trên nhiều vùng cơ thể, bạn cần kết hợp thêm cả chế phẩm đường uống như: Methotrexate, cyclosporine, acitretin, tigason,... với liều lượng theo chỉ dẫn của chuyên gia.
Tuy có hiệu quả nhanh chóng nhưng hầu hết các loại thuốc trên đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe, chẳng hạn như: Teo da, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, suy giảm chức năng thận, gây xơ gan,... Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng.
Liệu pháp ánh sáng
Đây là phương pháp chiếu trực tiếp chùm tia UVA hay UVB lên vị trí da tổn thương bởi chúng có khả năng chống viêm rất tốt. Nhờ đó, triệu chứng vảy nến thể mảng sẽ được khắc phục nhanh chóng. Đây được xem là cách tương đối an toàn với người mắc, tuy nhiên, nhiều trường hợp cũng gặp phải tình trạng phỏng da, phồng rộp, đau rát,... Bởi vậy, bạn nên tham khảo kỹ tư vấn từ chuyên gia.
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh những phương pháp trên, người bị vảy nến thể mảng cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, giúp khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng hơn. Cụ thể:
- Tránh cào gãi nhiều, có biện pháp bảo vệ da khi ra ngoài như: Sử dụng kem chống nắng, mặc đồ dài tay, đội mũ,...
- Dưỡng ẩm da hàng ngày, nhất là sau khi dùng nước lâu.
- Tăng cường rau xanh, trái cây, giảm tiêu thụ thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thay vào đó là thịt trắng.
- Tích cực vận động, có thể thay đổi các bài tập: Đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông,...
- Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu.
Chăm sóc tại nhà cải thiện vảy nến