Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính gây bong tróc, ngứa ngáy, đau rát, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Việc kiểm soát bệnh đòi hỏi sự kiên trì và áp dụng nhiều phương pháp kết hợp. Bên cạnh phác đồ điều trị chuyên sâu, nhiều người đã cải thiện triệu chứng hiệu quả nhờ các mẹo chăm sóc da tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính. Cùng khám phá ngay những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện trong bài viết dưới đây!

Cách giảm triệu chứng vảy nến tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Dưới đây là một số nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, cách làm đơn giản giúp hỗ trợ làm dịu triệu chứng bệnh vảy nến một cách an toàn và hiệu quả.

Giấm táo – Hỗ trợ kháng khuẩn, cân bằng pH da

Giấm táo chứa nhiều enzyme và lợi khuẩn giúp kháng khuẩn, giảm viêm, đồng thời hỗ trợ cân bằng độ pH trên da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên, do có tính acid cao, người bệnh cần pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 trước khi thoa lên vùng da bị vảy nến để tránh gây kích ứng. Nên áp dụng phương pháp này 2-3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tối ưu.

Pha-loang-giam-tao-truoc-khi-thoa-de-tranh-kich-ung-da.png

Pha loãng giấm táo với nước trước khi thoa để tránh gây kích ứng da

Nghệ – Chống viêm, thúc đẩy tái tạo da

Curcumin trong nghệ có đặc tính kháng viêm mạnh, giúp giảm sưng đỏ, đau nhức do viêm da và viêm khớp vảy nến. Đồng thời, nghệ còn hỗ trợ làm mờ vết thâm và kích thích quá trình tái tạo tế bào da. Người bệnh có thể uống tinh bột nghệ pha với nước ấm hàng ngày hoặc kết hợp nghệ tươi với dầu dừa để thoa lên vùng da bị tổn thương. Kiên trì sử dụng sẽ giúp cải thiện tình trạng da hiệu quả.

Tinh-bot-nghe-giup-giam-viem-ho-tro-tai-tao-da.png

Tinh bột nghệ giúp chống viêm, hỗ trợ tăng tái tạo da

Lô hội – Dưỡng ẩm, làm dịu da tổn thương

Lô hội chứa hàm lượng nước và dưỡng chất dồi dào, giúp cấp ẩm, giảm đỏ và hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh vảy nến. Đặc biệt, polysaccharide trong lô hội có tác dụng làm dịu da, giảm viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới. Bạn có thể thoa gel lô hội tươi trực tiếp lên vùng da tổn thương 2-3 lần/ngày để giảm bong tróc, ngứa rát. Ngoài ra, kết hợp lô hội với mật ong sẽ tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm và phục hồi da.

Gel-lo-hoi-giup-duong-am-lam-diu-da-bi-vay-nen.png


Gel lô hội giúp dưỡng ẩm, làm dịu vùng da bị tổn thương do vảy nến

Những phương pháp tự nhiên trên có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng vảy nến, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có chữa được không?

Tắm lá – Phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng vảy nến diện rộn

Vảy nến có thể xuất hiện trên nhiều vùng da khác nhau, khiến việc điều trị tại chỗ trở nên khó khăn. Vì vậy, tắm lá là một phương pháp tự nhiên giúp giảm nhẹ triệu chứng, được nhiều người bệnh áp dụng. Một số loại lá thường được sử dụng bao gồm:

Tắm lá trà xanh – Kháng khuẩn, giảm viêm

Lá trà xanh chứa acid tannic có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm và hỗ trợ phục hồi tổn thương da. Ngoài ra, hàm lượng cao chất chống oxy hóa trong lá trà giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Người bệnh có thể dùng nước trà xanh ấm để ngâm vùng da bị vảy nến hoặc tắm toàn thân 2-3 lần/tuần. Tuy nhiên, do trà xanh có thể làm khô da, nên cần thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm để giữ ẩm cho da.

Tam-la-tra-xanh-giup-khang-khuan-lam-diu-da.png

Tắm lá trà xanh giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu da

Tắm lá lốt – Dưỡng ẩm, giảm bong tróc da

Lá lốt có đặc tính kháng viêm, giúp giảm ngứa, bong tróc và hỗ trợ phục hồi tổn thương da do vảy nến. Đặc biệt, lá lốt còn giúp dưỡng ẩm, phù hợp với người có làn da khô, nứt nẻ. Bạn có thể sử dụng lá lốt tươi đun nước để tắm hoặc giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh vảy nến.

La-lot-giup-duong-am-giam-bong-troc-da.jpg

Tắm nước lá lốt giúp dưỡng ẩm, giảm bong tróc da

Tắm lá trầu không – Giảm viêm, làm dịu d

Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm dịu vùng da bị vảy nến và hạn chế tình trạng ngứa ngáy, bong tróc. Các hoạt chất trong lá trầu không còn hỗ trợ làm sạch da, ngăn ngừa sự lan rộng của tổn thương. Bạn có thể đun sôi lá trầu để lấy nước tắm hàng ngày hoặc dùng nước lá trầu để rửa trực tiếp vùng da bị vảy nến nhằm cải thiện triệu chứng hiệu quả.

Nuoc-la-trau-khong-giup-giam-ngua-va-viem-da.webp

Nước lá trầu không giúp giảm viêm ngứa vùng da bị tổn thương do vảy nến

Chăm sóc da tại nhà giúp hỗ trợ cải thiện vảy nến

Ngoài việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, người bệnh vảy nến có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da dưới đây để kiểm soát triệu chứng hiệu quả hơn:

Tắm nắng đúng cách

Ánh nắng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D, hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch, giảm viêm và hạn chế sự phát triển bất thường của tế bào sừng trên da. Tuy nhiên, để tránh tác hại của tia UV, người bệnh chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, tối đa 20 phút/lần, đồng thời sử dụng kem chống nắng khi cần thiết.

Giảm căng thẳng với thiền, yoga

Căng thẳng có thể làm triệu chứng vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn do cơ thể sản sinh hormone cortisol – yếu tố kích thích phản ứng viêm. Thực hành thiền và yoga mỗi ngày từ 15-30 phút giúp thư giãn tinh thần, giảm stress và hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Thien-va-yoga-giup-giam-cang-thang-ho-tro-kiem-soat-vay-nen.jpg

Tập thiền, yoga giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ kiểm soát vảy nến

Duy trì độ ẩm không khí

Không khí khô khiến da dễ bong tróc, nứt nẻ và làm tình trạng vảy nến nghiêm trọng hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp duy trì độ ẩm lý tưởng cho da, giảm nguy cơ bùng phát triệu chứng. Bên cạnh đó, uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp da mềm mịn hơn, hạn chế khô ráp và kích ứng.

>> Xem thêm: Nguyên nhân bùng phát vảy nến

Kim Miễn Khang – Giải pháp từ thiên nhiên giúp kiểm soát vảy nến hiệu quả

Các biện pháp tại nhà như tắm lá, sử dụng nghệ hay lô hội chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng tạm thời mà không tác động đến nguyên nhân sâu xa của bệnh. Vảy nến thực chất là một rối loạn liên quan đến hệ miễn dịch, vì vậy để kiểm soát bệnh bền vững, cần có giải pháp tác động từ bên trong.

Kim Miễn Khang là sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được nghiên cứu và chứng minh có khả năng điều hòa miễn dịch, giúp kiểm soát vảy nến hiệu quả từ bên trong. Sự kết hợp giữa Sói rừng cùng các thảo dược quý như Bạch thược, Nhàu, Nhũ hương, Hoàng bá, Thổ phục linh mang lại tác dụng:

  • Giảm viêm, ngứa, bong tróc da, hỗ trợ làm sạch tổn thương do vảy nến.
  • Ổn định chức năng hệ miễn dịch, tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn, tác động vào căn nguyên của bệnh, hạn chế tái phát.
  • An toàn, không tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến gan thận, không làm suy giảm miễn dịch hay gây nhờn thuốc khi sử dụng lâu dài.

Kim Miễn Khang giúp tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn, giúp kiểm soát vảy nến hiệu quả

Việc duy trì Kim Miễn Khang kết hợp với lối sống lành mạnh giúp người bệnh vảy nến kiểm soát triệu chứng hiệu quả, hạn chế tái phát và lấy lại sự tự tin trong cuộc sống. Kiên trì sử dụng mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện làn da, giảm ngứa, bong tróc, giúp ổn định bệnh lâu dài.

Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương với kết quả: 

  • Hơn 80% người dùng giảm viêm, ngứa, bong tróc, tổn thương da dần được cải thiện sau 12 tuần sử dụng.
  • 74% bệnh nhân chuyển từ thể vảy nến nặng sang thể nhẹ.

Với hơn 15 năm được tin dùng, Kim Miễn Khang đã giúp hàng ngàn người mắc vảy nến, lupus ban đỏ, viêm da cải thiện tình trạng bệnh. Theo Khảo sát của VNEconomy, 98,3% người dùng hài lòng với hiệu quả giảm ngứa, giảm tổn thương da khi sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang.

Để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng vảy nến cũng như phương pháp kiểm soát tốt bệnh với sản phẩm “Kim Miễn Khang - Hết ngứa ngáy, sạch vảy da - Tránh xa vảy nến, viêm da, lupus”, bạn vui lòng để lại câu hỏi trong phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn.

Thu Kiều