Vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy, bệnh vảy nến có chữa được không? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến (vẩy nến) là bệnh viêm da mạn tính do tự miễn. Khoảng 2 – 3% dân số thế giới (với khoảng 125 triệu người) hiện đang bị vảy nến. Các triệu chứng vảy nến đặc trưng là da đỏ, sưng viêm, có vảy trắng trên vùng da tổn thương và ngứa ngáy rất khó chịu.
Nguyên nhân vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh ngoài da nhưng nguyên nhân vảy nến không xuất phát từ da mà từ sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động như một “lá chắn phòng thủ” giúp bảo vệ cơ thể bằng cách “đánh bật” mọi tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn, làm cho các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch tấn công nhầm tế bào biểu bì da, khiến tế bào da tăng sinh và chết đi nhanh chóng (sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường). Điều này làm cho các tế bào da tích tụ trên bề mặt da và gây viêm, sưng, bong tróc vảy và có thể gây ngứa ngáy.
Ngoài ra, các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị vảy nến:
- Lịch sử gia đình bị vảy nến: Nếu có cha, mẹ hoặc anh chị em ruột trong gia đình bị vảy nến thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người khác.
- Yếu tố di truyền: Nếu cha hoặc mẹ bị vảy nến thì tỷ lệ con sinh ra bị bệnh là 8%, còn nếu cả cha mẹ đều bị vảy nến thì con có tỷ lệ bị bệnh là 41%.
- Stress kéo dài: Căng thẳng, stress kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và kích hoạt vảy nến bùng phát.
- Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá: Đây đều là các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó, kích hoạt vảy nến bùng phát hoặc làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến.
- Chấn thương da: Vảy nến có thể phát triển trên các tổn thương da như trầy xước, vết tiêm, hình xăm,… Do đó, hãy bảo vệ da một cách thận trọng.
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực,… có thể gây nên bệnh vảy nến.
Hệ miễn dịch rối loạn nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
Giải đáp: Vảy nến có chữa được không?
Từ các nguyên nhân trên thì việc giải đáp cho câu hỏi: Vảy nến có chữa được không đã trở nên dễ dàng.
Vảy nến hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các mục tiêu điều trị nhằm cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian ổn định bệnh, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa các biến chứng bệnh vảy nến.
Hiện nay, để điều trị vảy nến, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp như: Sử dụng thuốc tây, quang hóa trị liệu, sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên.
Cách kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng vảy nến hiệu quả
Tuy vảy nến chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn nhưng người mắc có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Các cách kiểm soát triệu chứng vảy nến, bao gồm:
Kiểm soát vảy nến bằng thuốc tây
Thuốc điều trị vảy nến bao gồm thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc truyền tĩnh mạch.
- Thuốc bôi ngoài da còn gọi là phương pháp điều trị tại chỗ: Phương pháp này được áp dụng cho bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc, kem bôi ngoài da thường có tác dụng bong sừng bạt vảy, chống viêm, ức chế sự chết tế bào nên giúp da mịn màng, giảm tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy.
- Thuốc uống, thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch được gọi là phương pháp điều trị toàn thân. Đây là phương pháp áp dụng cho tình trạng vảy nến ở mức độ từ trung bình đến nặng. Các loại thuốc này thường là thuốc ức chế hệ miễn dịch, chống viêm nên giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng.
Tuy hiệu quả nhưng thuốc chữa bệnh vảy nến có cơ chế ức chế hệ miễn dịch, nên nếu sử dụng lâu dài hoặc quá liều sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó, làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến. Ngoài ra, các loại thuốc tây thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm: Suy gan, xơ gan, suy thận, làm mỏng da, loãng xương,… Chính vì vậy, người dùng cần rất thận trọng và nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Khi cần dừng hoặc đổi thuốc, người dùng cần trao đổi với chuyên gia để được tư vấn cụ thể.