Triệu chứng của bệnh vẩy nến thường được biểu hiện rõ với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Các triệu chứng vảy nến tuy không làm nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh xong nó đem lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tính thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh vẩy nến? Hãy tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

7 triệu chứng của bệnh vẩy nến 

Các biểu hiện của bệnh vẩy nến có thể khác nhau ở mỗi người. Bệnh vẩy nến được chia thành nhiều dạng, tương ứng với các triệu chứng riêng biệt nhờ đó mà chuyên gia có thể chẩn đoán bệnh vẩy nến chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng thể bệnh.

Triệu chứng bệnh vẩy nến mảng bám 

Vẩy nến mảng bám là dạng phổ biến nhất chiếm khoảng 80-90% các trường hợp. Bệnh có biểu hiện là các mảng da khô, đỏ hoặc được bao xung quanh bởi vẩy trắng. Chúng thường xuất hiện trên khuỷu tay, đầu gối, da đầu và lưng hoặc bất kỳ đâu trên cơ thể của người bệnh.

Các mảng da có thể ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau. Trong trường hợp bệnh nặng, da xung quanh khớp sẽ bị nứt nẻ và chảy máu.

Triệu chứng bệnh vẩy nến thể đảo ngược 

Vẩy nến thể đảo ngược là một dạng biến thể của bệnh vẩy nến thường phát triển ở các nếp gấp của da. Bệnh ảnh hưởng đến các vùng da như nách, háng, vùng dưới vú, các nếp gấp (nếp gấp vùng sinh dục và mông,...).

Thể bệnh này thường tạo ra các tổn thương không có vảy, khác hẳn với bệnh vẩy nến mảng bám. Vùng da bệnh có thể nhẵn hoặc bóng. Bệnh vẩy nến thể ngược thường nặng hơn do sự cọ xát và đổ mồ hôi dẫn đến kích ứng. Bệnh thường phổ biến ở người thừa cân, béo phì và những người có nếp gấp sâu.

Triệu chứng bệnh vẩy nến toàn thân 

Bệnh vẩy nến toàn thân là thể bệnh nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện của bệnh là các vùng da bị tổn thương trải dài từ đầu đến chân hoặc ở bất kỳ cơ quan, bộ phận của cơ thể. 

Vay-nen-toan-than-co-the-xuat-hien-o-bat-ky-co-quan-nao.webp

Vẩy nến toàn thân có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào

Triệu chứng bệnh vẩy nến thể giọt 

Vẩy nến thể giọt thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, nó chiếm tỷ lệ ít hơn so với các trường hợp bệnh vẩy nến khác. Vẩy nến thể giọt có triệu chứng như các đốm nhỏ, riêng lẻ trên da hay các vết loét nhỏ dưới 1cm hình giọt nước. Những đốm thường không dày hay đóng vảy như bệnh vẩy nến thể mảng. Bệnh vẩy nến giọt có khả năng tự khỏi mà không cần bất kỳ can thiệp điều trị nào. Tuy nhiên, vẩy nến thể giọt có thể tái phát và phát triển thành vẩy nến thể mảng bám.

Triệu chứng bệnh vẩy nến thể mủ  

Vảy nến thể mủ là dạng hiếm thấy thường xuất hiện các mụn mủ trắng hoặc mụn nước có mủ, bao quanh nó là vùng da bị viêm. Thể mủ không phải là bệnh nhiễm trùng và không lây lan nhưng nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Bệnh có xu hướng tiến triển theo chu kỳ, trong đó có sự hình thành mụn mủ và đóng vảy kèm theo thay đổi màu da.

Triệu chứng viêm khớp vẩy nến

Có đến 20-30% những người mắc vẩy nến bị viêm khớp với các triệu chứng của viêm khớp do đó được gọi chung là viêm khớp vẩy nến. Các dấu hiệu bệnh thường thấy đó là:

  • Các khớp bị sưng, đau: Viêm khớp vẩy nến có thể dẫn đến đau và sưng ở bất kỳ khớp nào của cơ thể như các khớp nối, gân, dây chằng chèn vào xương. Sưng trong viêm khớp xảy ra khi lớp niêm mạc của khớp hoặc các mô xung quanh khớp bị viêm. 
  • Căng cứng và giảm khả năng vận động: Nhiều người bị cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng hay sau khi nghỉ ngơi trong thời gian dài.
  • Mệt mỏi: Đây là triệu chứng điển hình như các bệnh viêm khớp khác. Những người bị viêm khớp vẩy nến cũng có thể dễ mắc các bệnh khác như thiếu máu, béo phì, tiểu đường, trầm cảm, lo lắng,...
  • Thay đổi về móng tay: Thay đổi màu, rỗ móng và móng tách khỏi phần lớp móng.

Triệu chứng bệnh vẩy nến thể móng

Bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến móng tay, móng chân, gây rỗ và sự bất thường của móng về hình dạng, màu sắc, móng bị tách khỏi phần thịt móng. Trường hợp bệnh nặng có thể làm móng bị vỡ vụn.

Trieu-chung-benh-vay-nen-the-mong.webp

Triệu chứng bệnh vẩy nến thể móng

Phòng ngừa bệnh vẩy nến 

Không có biện pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh vẩy nến. Các tốt nhất để hạn chế mắc vẩy nến đó là tránh các yếu tố có khả năng kích hoạt bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh vẩy nến:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Bao gồm việc tắm rửa và giặt quần áo hàng ngày. Tuyệt đối không sử dụng quần áo bẩn hay ẩm ướt vì nó mang lại nguy cơ gây bệnh rất cao.
  • Sử dụng sữa tắm, dầu gội và các sản phẩm ngoài da khác phù hợp da. Nếu có bất thường khi sử dụng các loại sản phẩm này, hãy ngừng sử dụng và đổi sang dùng những loại sản phẩm khác phù hợp hơn.
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Nếu bắt buộc phải làm việc với các hóa chất độc hại, hãy sử dụng đồ bảo hộ như đeo găng tay, đeo khẩu trang,... nhằm tránh cho da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cho tâm trạng luôn thoải mái nhất, tránh stress và căng thẳng quá mức.
  • Có chế độ ăn và dinh dưỡng khoa học: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể từ các bữa ăn thường ngày. Hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, đồ làm chế biến sẵn chứa nhiều hóa chất độc hại. Tăng lượng rau xanh, trái cân và các thực phẩm hữu cơ có lợi cho cơ thể. Uống đủ nước hoặc nhiều nước hơn giúp giữ được độ ẩm thích hợp cho da.
  • Tập luyện thường xuyên để có sức đề kháng tốt và cơ thể khỏe mạnh.
  • Sử dụng các loại sản phẩm dưỡng ẩm đặc biệt là vào mùa đông hanh khô để cấp ẩm đầy đủ cho da.
  • Tránh các vết xước, vết cắt, vết côn trùng cắn vì chấn thương trên da có thể gây bùng phát bệnh vẩy nến.

Can-co-che-do-an-hop-ly-giup-phong-tranh-benh-vay-nen.webp

Cần có chế độ ăn hợp lý giúp phòng tránh bệnh vẩy nến

Đối với người mắc bệnh vẩy nến có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Đây là sản phẩm chứa thành phần đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả với bệnh vẩy nến. Cụ thể, sói rừng đã được chứng minh là có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến như ngứa ngáy, bong tróc và ức chế sự lây lan của bệnh - theo báo cáo nghiên cứu của đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2009. Bạch thược có khả năng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Sự kết hợp của các thành phần thảo dược đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị vẩy nến cao và ít tác dụng phụ.

Trên đây là các triệu chứng bệnh vẩy nến bạn nên biết để nhận biết bệnh sớm. Hy vọng các thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hãy để lại số điện thoại của bạn để chúng tôi tư vấn thêm.

>>> Xem thêm: Viêm khớp vảy nến - Những thông tin quan trọng cần biết

Link tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/symptoms-causes/syc-20355840

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/psoriasis-signs-symptoms

https://www.healthline.com/health/psoriasis

https://www.nhs.uk/conditions/psoriasis/symptoms