Viêm khớp vảy nến là bệnh mạn tính, gây sưng đau và cứng khớp. Tỷ lệ bệnh viêm khớp vảy nến chiếm khoảng 10-30% số người bị vảy nến. Khoảng 80% số trường hợp có biểu hiện viêm khớp kèm theo xuất hiện sau khi có tổn thương vảy nến. Hiểu về viêm khớp vảy nến giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!

Viêm khớp vảy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý tự miễn, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương xương khớp, phá hủy khớp, thậm chí có thể dẫn đến mất khả năng vận động. Viêm khớp vảy nến gây đau đớn, cứng và sưng các khớp. Do đó bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh các hậu quả nặng nề cho người mắc.

Nguyên nhân mắc viêm khớp vảy nến

Nguyên nhân chính gây viêm khớp vảy nến là do hệ miễn dịch rối loạn, nhận diện và tấn công nhầm các cơ quan trong cơ thể. Chính sự nhầm lẫn này có thể gây viêm ở khớp và khiến cho các tế bào da sản sinh nhanh quá mức, gây viêm khớp vảy nến... 

He-mien-dich-roi-loan-gay-viem-khop-vay-nen.webp

Hệ miễn dịch rối loạn gây viêm khớp vảy nến

Bên cạnh đó, một số yếu tố được coi là tác nhân gây viêm khớp vảy nến bao gồm: Di truyền, môi trường ô nhiễm, căng thẳng kéo dài,... Cụ thể như:

Di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm khớp vảy nến có sự tham gia của yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc bệnh ở các cặp song sinh lên đến 70%. Theo thống kê, những người có quan hệ huyết thống với người bị viêm khớp vảy nến có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. 

Đi sâu vào nghiên cứu di truyền y học thì việc mắc bệnh viêm khớp vảy nến có liên quan với kháng nguyên HLA B27, HLA B38, HLA B39, HLA DR4, HLA Cw6, HLA Dw3… Vì vậy, di truyền có thể là một trong những yếu tố gây bệnh viêm khớp vảy nến.

Môi trường ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm như hóa chất, các chất phóng xạ, nhiễm vi khuẩn, virus,… có ảnh hưởng đến con người và là nguyên nhân gây viêm khớp vảy nến. 

Yếu tố nguy cơ khác

  • Tuổi: Viêm khớp vảy nến thường xuất hiện ở người trong khoảng từ 30-50 tuổi.
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo (như đái tháo đường, gout,...) cũng dễ mắc viêm khớp vảy nến hơn.
  • Chấn thương cũng là một trong những yếu tố có thể gây viêm khớp vảy nến.

>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiện nay

Triệu chứng viêm khớp vảy nến?

Bệnh viêm khớp vảy nến diễn tiến theo từng đợt. Triệu chứng lâm sàng của bệnh không cố định mà có thể thay đổi. Có lúc xuất hiện nhiều thể khác nhau, khi thì trùng lặp triệu chứng trong các đợt. Bệnh có thể gây tổn thương ở nhiều hệ thống cơ quan với các biểu hiện chính:

  • Viêm khớp: Sưng phồng các khớp, nóng, đỏ tại chỗ khớp sưng. Người bệnh có cảm giác đau, thường viêm các khớp ngón tay ngón chân, xuất hiện đối xứng hoặc không.
  • Triệu chứng cơ xương khớp khác: Viêm gân, viêm gân gót, dấu hiệu ngón tay hay ngón chân khúc dồi.
  • Triệu chứng da: Có nhiều biểu hiện tùy tổn thương, xuất hiện ban đỏ với hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau.
  • Triệu chứng ngoài khớp khác: Tổn thương mắt (viêm kết mạc,…), tổn thương tim (bệnh van tim…), tổn thương móng,...

Viem-khop-vay-nen-gay-dau,-co-cung-cac-khop-(ngon-tay-khuc-doi).webp

 Viêm khớp vảy nến gây đau, co cứng các khớp (ngón tay khúc dồi)

Biến chứng của viêm khớp vảy nến

Bệnh viêm khớp vảy nến gây ảnh hưởng lên nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể nên biến chứng có thể gặp cũng rất đa dạng:

  • Gây cứng khớp, biến dạng khớp, hạn chế vận động.
  • Nhiễm trùng cơ hội do suy giảm miễn dịch.
  • Mất thị lực (do tổn thương mắt như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào).
  • Suy giảm chức năng hô hấp (trong trường hợp có triệu chứng viêm phổi).
  • Móng tay, móng chân dày, cứng và thô, màu móng thay đổi và có dấu hiệu bong tróc.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: Lo lắng, trầm cảm.
  • Viêm khớp vảy nến lâu ngày phá hủy các khớp và dẫn đến biến dạng khớp, có thể gây tàn tật vĩnh viễn.

Viem-khop-vay-nen-gay-bien-chung-len-nhieu-he-thong-co-quan.webp

Viêm khớp vảy nến gây biến chứng lên nhiều hệ thống cơ quan 

>>> Xem thêm: Triệu chứng của bệnh vẩy nến có dễ nhận biết?

Điều trị viêm khớp vảy nến

Hiện có nhiều cách điều trị viêm khớp vảy nến, bao gồm các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh, hạn chế triệu chứng.

Viêm khớp vảy nến có điều trị dứt điểm được không?

Bệnh viêm khớp vảy nến chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Các phác đồ điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng. Trong đó chủ yếu là kiểm soát tình trạng viêm khớp, tránh để tiến triển nặng ảnh hưởng đến khớp và các cơ quan xung quanh. Đồng thời giảm đau cho người bệnh và hạn chế nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.

Phác đồ điều trị theo y học hiện đại

Người bệnh điều trị theo phác đồ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dừng, đổi thuốc hay sử dụng các thuốc khác. Các thuốc thường được sử dụng như:

  • Kháng viêm không steroid (NSAIDS) như celecoxib, diclofenac, naproxen, piroxicam,…: Thuốc làm giảm tình trạng viêm khớp, giúp giảm đau cho người bệnh.
  • Corticosteroid điều trị tại chỗ (tiêm nội khớp, tiêm các điểm bám tận): Sử dụng để giảm viêm trong trường hợp dùng NSAIDS ít hiệu quả.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) như: Methotrexate; Sulfasalazine; Leflunomide; Cyclosporine,...
  • Các chất kháng yếu tố hoại tử u nhóm alpha (kháng TNF ∝): Nhằm vào cơ chế miễn dịch của bệnh viêm khớp vảy nến.

Biện pháp dân gian điều trị viêm khớp vảy nến

Các phương pháp dân gian mặc dù chưa được chứng minh, song vì lành tính, có hiệu quả và chi phí thấp nên nhiều người vẫn hay sử dụng. Các biện pháp thường dùng để điều trị viêm khớp vảy nến bao gồm:

  • Điều trị bằng nha đam: Dùng gel nha đam bôi lên vùng da vảy nến từ 1 đến 2 lần/ngày. Do nha đam chứa thành phần gồm anthraquinone, saponin hay axit salicylic có tác dụng làm dịu vùng da bị vảy nến, giảm viêm ngứa và hạn chế bong tróc vùng da tổn thương. 
  • Điều trị bằng củ nghệ: Có thể dùng nghệ làm gia vị trong các món ăn hoặc uống chế phẩm từ tinh bột nghệ để cải thiện triệu chứng bệnh. Do nghệ có chứa các chất chống viêm hiệu quả.
  • Điều trị bằng giấm táo: Đem giấm táo pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 và bôi lên vùng da tổn thương khoảng 3- 4 lần một tuần. Trong giấm táo chứa acid có thể giúp giảm triệu chứng ngứa do viêm khớp vảy nến.

Nhung-bien-phap-dan-gian-dieu-tri-viem-khop-vay-nen.webp

Những biện pháp dân gian điều trị viêm khớp vảy nến 

Điều trị bằng thảo dược

Phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến bằng thảo dược cũng thường được sử dụng. Trong đó bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang được sử dụng nhiều nhất, kết hợp giữa thuốc uống thuốc, bôi và ngâm rửa. 

  • Thuốc uống (bạch phục linh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, kim ngân hoa,…): Có tác dụng đào thải độc tố, tiêu viêm, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
  • Thuốc bôi (đương quy, đơn đỏ, kim ngân hoa, sa tử đằng,...): Có tác dụng làm lành tổn thương, giảm các triệu chứng khô, bong tróc do viêm da vảy nến gây nên.
  • Thuốc ngâm rửa (mò trắng, ô liên rô, khổ sâm, đơn đỏ, hoàng liên,...): Có công dụng sát khuẩn ngoài da, giảm viêm hiệu quả.

Để tiện lợi hơn trong sử dụng, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm viên nén chứa: Sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương cùng các loại thảo dược khác. Theo nghiên cứu của Đại học Thẩm Dương - Trung Quốc năm 2009, sói rừng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, thông qua đó cải thiện các triệu chứng của viêm khớp vảy nến như ngứa ngáy, bong tróc và hạn chế sự lây lan. 

Bạch thược làm mát, tiêu viêm, kháng khuẩn và chống dị ứng. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng. Thổ phục linh giúp giải độc và điều trị các bệnh viêm. Vì có nguồn gốc thảo dược nên sản phẩm an toàn và đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm khớp vảy nến rõ rệt.

Soi-rung---Ho-tro-dieu-tri-viem-khop-vay-nen.webp

Sói rừng - Hỗ trợ điều trị viêm khớp vảy nến

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm khớp vảy nến. Nếu bạn còn thắc mắc gì về viêm khớp vảy nến, hãy bình luận bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

Link tham khảo:

Psoriatic arthritis - NHS (www.nhs.uk)

Psoriatic arthritis - Symptoms and causes - Mayo Clinic

Psoriatic Arthritis: What is it, Symptoms, Treatment, and More (healthline.com