Bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị giảm triệu chứng, ngăn ngừa tái phát nhờ kết hợp dùng thuốc với chế độ sống khoa học và lành mạnh. Tuy nhiên, người bị bệnh vẩy nến thường làm 6 việc sai lầm sau đây mà chẳng hay biết.

Những việc sai lầm người bệnh vẩy nến vẫn làm mà không hay biết

Vẩy nến là một trong những bệnh tự miễn gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Những vẩy trắng ngứa rát khiến bệnh nhân tự ti, mất đi nhiều cơ hội trong công việc và trong cuộc sống.

Thông thường, những người có nguy cơ mắc vẩy nến (dựa trên yếu tố gia đình, tiền sử mắc bệnh tự miễn khác…) được khuyến khích đi khám, phát hiện bệnh sớm để đạt hiệu quả trị bệnh cao nhất. Nếu bệnh nhân được điều trị theo đúng liệu trình và kiên trì dùng thuốc thì khả năng tái phát rất thấp.

Bệnh vẩy nến thường âm thầm và sẽ bùng phát dữ dội khi gặp các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là 6 việc khiến bệnh vẩy nến trở nên tồi tệ hơn.

1. Lo âu, mệt mỏi, stress

Nhiều bệnh nhân vẩy nến thường tham việc, dẫn đến áp lực, stress, căng thẳng. Tình trạng vẩy nến tỉ lệ thuận với mức độ stress nên người bệnh cần học cách kiểm soát căng thẳng bằng cách cầu nguyện, thiền, thôi miên, yoga...

Nếu căng thẳng ở cường độ cao trong thời gian dài, bệnh vẩy nến có thể khởi phát hoặc tồi tệ hơn, các bệnh sẽ lan rộng ra mặt, chân tóc, đau rát hơn khiến bạn mất thời gian và tiền bạc để điều trị.

2. Uống rượu, bia

Nhiều quý ông thường có thói quen nhậu sau giờ làm. Đặc biệt trong những ngày tết thì lượng rượu, bia uống vào người sẽ gấp 5 lần ngày thường. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho vẩy nến khởi phát hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Trong rượu bia có chất kích hoạt sự hoạt động của vẩy nến. Theo một nghiên cứu thì những người thường xuyên uống rượu, bia có tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến gấp 2 lần so với những người phụ nữ bình thường.

3. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là thói quen khó bỏ của nhiều người, đặc biệt là đàn ông. Trong thuốc lá có chứa nicotin, đây là chất khiến bệnh vẩy nến bùng phát dữ dội và nặng hơn. Vì thế, tuyệt đối không hút thuốc lá trong thời gian bị bệnh vẩy nến để tránh những biến chứng không mong muốn.

4. Ăn uống không kiểm soát

Chế độ ăn kiêng khi có vẩy nến rất quan trọng. Nếu bạn tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt sẽ giúp bệnh nhanh thuyên giảm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn chủ quan và ăn các loại đồ ăn như các loại thịt đỏ, uống sữa, sử dụng các loại đồ ăn nhiều đường, tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng, xúc xích, gà, đồ hộp, trứng, đồ ăn chứa nhiều chất béo: mỡ, bơ, chocolate,... Điều này sẽ làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh vẩy nến so với thông thường. Chính vì thế, trong thời gian bùng phát bệnh, bệnh nhân nên có chế độ ăn kiêng hợp lý.

5. Sử dụng mỹ phẩm

Nhiều người, đặc biệt là em phụ nữ có thói quen sử dụng mỹ phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, trong mỹ phẩm có chứa nhiều chất hóa học có thể gây kích ứng da khiến da bị viêm. Chính vì thế, trong thời gian bị vẩy nến, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm như thuốc nhuộm tóc, phấn trang điểm, gel làm móng...

6. Lười vận động

Theo thông báo mới nhất từ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA vào tháng 8/2017, chiều cao của người Việt Nam thấp đứng thứ 3 châu Á, xếp gần áp chót trong khu vực ASEAN. Sau 30 năm mà chiều cao của người Việt Nam chỉ tăng thêm 1 cm. Việt Nam là 1 trong 10 nước lười vận động nhất thế giới.

Đây là thói quen xấu, đặc biệt với bệnh nhân vẩy nến thì tình trạng này khiến bệnh trầm trọng hơn. Chăm chỉ vận động sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe do vẩy nến gây ra.

Bệnh nhân vẩy nến thường làm các việc trên mà không để ý rằng bệnh sẽ tái phát hoặc làm bệnh trầm trọng hơn. Vậy, khi bệnh xuất hiện thì chữa trị như thế nào là an toàn và hiệu quả nhất?