Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn, bạn sẽ bất ngờ nếu biết những nguyên nhân khởi phát căn bệnh này. Hãy đọc bài viết dưới đây!
1. Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh vẩy nến có tính chất di truyền, có thể lây từ mẹ hoặc từ bố sang con. Tuy nhiên tỉ lệ này không cao, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh vẩy nến thì nguy cơ con mắc là khoảng 8 – 10%, đặc biệt cả bố hoặc mẹ cùng mắc thì nguy cơ con bị vẩy nến lên tới 40%. Vẩy nến có thể di truyền chéo, tuy nhiên với tỉ lệ rất thấp và chưa có thống kê rõ ràng, tức là bố mẹ không mắc bệnh nhưng ông, bà hoặc chú, bác mắc thì con sinh ra cũng có nguy cơ khởi phát bệnh ở một giai đoạn bất kỳ, giải thích tình trạng này, các nhà khoa học cho rằng yếu tố khởi phát bệnh liên quan đến 1 gene trên cơ thể.
2. Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn ngoài da là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến xuất hiện sau một nhiễm trùng, vì vậy luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn, hoặc khi có tổn thương da thì cần điều trị tích cực vì nhiễm trùng, nhiễm khuẩn có tính chất cấp tính và nguy hiểm nhưng việc điều trị lại đơn giản hơn so với bệnh mạn tính khó điều trị như vẩy nến.
3. Yếu tố môi trường
Đây là yếu tố khó dự đoán và chẩn đoán nhất khi khởi phát bệnh vẩy nến, người bệnh không biết mình mắc bệnh do đâu, có thể là do tiếp xúc nhiều với khói bụi, sử dụng hóa chất hoặc một thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ,…
Tuy nhiên, việc sống lành mạnh cũng là cách cải thiện bệnh vẩy nến, vì vậy đừng vội lo lắng mình có nguy cơ mắc bệnh hay không mà hãy sống tích cực và luyện tập đúng cách, giảm căng thẳng, mệt mỏi!