Vảy phấn hồng là bệnh da liễu lành tính có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể gây nên những tổn thương da nghiêm trọng. Vậy biểu hiện cụ thể của vảy phấn hồng như thế nào? Cách điều trị nhờ bộ đôi thảo dược cho hiệu quả ra sao? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác!
Vảy phấn hồng là bệnh gì?
Vảy phấn hồng nằm trong nhóm các bệnh vảy da phổ biến, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1860. Tình trạng này có thể xảy ra sau các bệnh truyền nhiễm, sốt, rối loạn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,... Theo thống kê, vảy phấn hồng xảy ra thường xuyên hơn với phụ nữ và ở những người trong độ tuổi từ 20 - 40.
Nguyên nhân sâu xa gây nên bệnh lý này được cho là do sự suy yếu của hệ miễn dịch trong cơ thể. Do đó, câu hỏi “bệnh vảy phấn hồng có lây không?” có đáp án chính xác là không! Tuy nhiên, yếu tố di truyền sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Cùng với đó, những người đã từng gặp phải các bệnh về da như chàm, viêm da, khô da,… hoặc viêm mũi dị ứng, hen suyễn đều có tỷ lệ bị vảy phấn hồng rất cao.
Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân gây vảy phấn hồng
Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột, nóng ẩm hay hanh khô có thể khiến bệnh xuất hiện và tiến triển trầm trọng hơn. Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay hóa chất độc hại sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng
Sự khởi đầu của bệnh biểu hiện bằng một số đốm tròn hay oval màu hồng, đường kính lên tới 2cm, phần trung tâm có màu vàng nhạt, đóng vảy và bong tróc, một số trường hợp còn nổi sần trên da, phía dưới là mụn nước. Sau một thời gian, số lượng tổn thương da tăng lên và nhanh chóng lan rộng trên bụng, vai, cổ, nếp gấp bẹn, hông (hiếm xuất hiện trên mặt, cổ). Ngoài ra, ở nhiều người còn kèm theo một số triệu chứng như: Mệt mỏi, khó chịu, sốt, ngứa dữ dội, đau nhức, nổi hạch ở cổ,...
Các triệu chứng đợt cấp thường bùng phát trong vòng 2 - 3 tuần, khi bị căng thẳng thường xuyên, chơi thể thao quá sức, nhiễm vi khuẩn, virus,... sau đó sẽ dần biến mất, nhưng có thể để lại sẹo. Ở phụ nữ mang thai, tình trạng này còn nguy hiểm hơn, khi không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, dị tật.
Cần phân biệt vảy phấn hồng với các bệnh như nấm da, mề đay, viêm da, giang mai. Nếu nhận thấy có các triệu chứng như trên, hãy điều trị sớm để giảm triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương mà vảy phấn hồng có thể gây nên trên da.
Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng
Cách chữa bệnh vảy phấn hồng hiện nay
Các phương pháp điều trị vảy phấn hồng hiện nay tuy chưa mang tính đặc trị nhưng có khả năng cải thiện nhanh chóng những tổn thương trên da. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:
Sử dụng thuốc
Thuốc bôi được dùng phổ biến cho người bị vảy phấn hồng nhẹ hoặc mới xuất hiện triệu chứng. Bạn có thể sử dụng dạng kem, gel, thuốc mỡ với thành phần là kẽm oxyd hoặc corticoid hàm lượng thấp để giảm nhanh triệu chứng.
Nếu bị ngứa ngáy nhiều hay tổn thương lan rộng, thuốc uống tác dụng toàn thân như thuốc kháng histamin và corticoid thường được kết hợp. Ngoài ra, sử dụng các hoạt chất romazulan, sanguirithrin, axit salicylic giúp giảm viêm, chống ngứa hiệu quả. Trong trường hợp bệnh bùng phát dữ dội, bạn cần dùng erythromycin hay acyclovir liều cao để ngăn chặn sự tổn thương kịch phát.
Quang trị liệu
Ngoài việc dùng thuốc, bạn nên kết hợp với phương pháp quang trị liệu bằng việc sử dụng tia cực tím chiếu vào vùng da tổn thương. Nhờ đó, hiệu quả điều trị tốt hơn và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Thay đổi lối sống
Bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp:
- Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt; Thay thế các loại thịt đỏ (bò, dê,...) bằng thịt trắng (ức gà, cá,...); Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, cay nóng, nhiều gia vị muối, đường,... hoặc những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (tôm, cua, cá), trứng, sữa, đậu phộng vì có thể khiến tình trạng ngứa ngáy nặng thêm.
Người bị vảy phấn hồng nên bổ sung rau xanh
- Vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm tốt (chú ý thành phần có thể gây dị ứng hoặc hương liệu hóa học). Khi tắm, không nên dùng nhiều nước nóng, tránh chà xát mạnh để hạn chế tổn thương da.
- Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa và các loại hóa chất: Nên lựa chọn dầu gội, xà phòng tắm phù hợp.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm, không dùng đồ len hay vải có nguồn gốc tổng hợp vì nguy cơ gây kích ứng.
- Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.
Hạn chế sử dụng rượu, bia và thuốc lá
- Kiểm soát căng thẳng, lo âu, ngăn ngừa nguy cơ khiến bệnh vảy phấn hồng bùng phát.
- Hãy mang theo khẩu trang, che chắn kỹ khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với khói bụi và một số tác nhân gây hại.
Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài giúp ngăn ngừa bệnh vảy phấn hồng tiến triển