Vảy nến là bệnh lý về da mạn tính. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những tổn thương do vảy nến lại khiến cho người bệnh mặc cảm, tự ti về ngoại hình của mình. Sử dụng các giải pháp từ thiên nhiên giúp điều trị bệnh vảy nến là xu hướng hiện đang được rất nhiều người lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số giải pháp giúp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả.
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh tự miễn xảy ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Theo ước tính, vảy nến ảnh hưởng đến khoảng 2 -3% dân số thế giới, tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn dao động từ 0,5 - 11,4%, với khoảng 125 triệu người mắc.
Vảy nến có nhiều loại, tiêu biểu nhất là vảy nến thể mảng (chiếm 80% số người bị bệnh này). Ngoài ra, vảy nến còn có thể giọt, thể mụn mủ, thể đảo ngược, đỏ da toàn thân, vảy nến khớp, vảy nến ảnh hưởng đến móng.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến. Tuy nhiên, họ tin rằng bệnh vảy nến được hình thành khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn.
Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus,... bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của cả cơ thể. Điều này làm cho hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến chúng trở nên bất thường. Thay vì được sinh ra, chết đi sau 28 – 30 ngày, sau đó rơi ra ngoài cơ thể thì khi bị vảy nến, các tế bào da lại chết đi chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng chết đi liên tục và được nâng lên bề mặt da, không thể rơi ra ngoài nên tích tụ trên bề mặt da dẫn đến các tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy và đôi khi nứt gây chảy máu.
Hình ảnh da bị vảy nến
Ngoài nguyên nhân bệnh vảy nến vừa kể trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy nến, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Khoảng 33-50% trường hợp bị vảy nến sống trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.
- Thời tiết lạnh, khô.
- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Những người nhiễm HIV có nhiều nguy cơ mắc vảy nến da đầu hơn người khỏe mạnh. Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn cũng tiềm ẩn nguy cơ cao bị vảy nến da đầu.
- Uống nhiều rượu, bia.
- Tổn thương da.
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống sốt rét, hạ huyết áp, điều trị rối loạn nhịp tim,...
- Hút thuốc lá.
Các giải pháp từ thiên nhiên giúp điều trị bệnh vảy nến
Chữa bệnh vảy nến từ thiên nhiên có rất nhiều cách, trong đó một số loại thảo dược thường được áp dụng như:
Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không
Lá trầu không có đặc tính sát khuẩn cao. Có rất nhiều cách để chữa vảy nến từ lá này như:
Cách 1: Đun sôi 3-5 lá trầu với 2 thìa muối và rau răm, dùng làm nước gội đầu 3 lần/tuần cho hiệu quả giảm ngứa, rát rõ rệt khi bị vảy nến da đầu.
Cách 2: Giã nát lá trầu và muối thành hỗn hợp sệt mịn, cho vào khăn mùi xoa hoặc bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương 3 lần/tuần. Cách làm này giúp sát khuẩn, mềm da, muối có tác dụng lấy đi vảy da chết.
Chữa vảy nến bằng cây lược vàng
Đây là loài thực vật nổi tiếng trong việc chữa bỏng bởi tính hàn, độ ngâm nước và kháng khuẩn cao, lược vàng cũng phát huy được tính tương tự trong điều trị vảy nến và các bệnh ngoài da.
Bạn đọc có thể tham khảo cách chữa vảy nến sau: Chọn lá màu tím sậm, thân cây cao không dưới 20cm. Giã nát 3-5 lá cùng với muối, đắp hỗn hợp lên vùng da bị viêm khoảng 15 phút giúp vết thương mau lành, bớt đỏ rát.
Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa
Đây là cách làm đơn giản và được ưa chuộng nhất bởi dầu dừa không chỉ cho tác dụng điều trị hiệu quả mà con đem lại mái tóc óng mượt. Trong dầu dừa chứa các acid béo chưa no có khả năng thẩm thấu nhanh vào da không gây bết dính, vitamin E, B5, B1, C,… và các khoáng chất lành tính giúp làm ẩm và mềm da, ngăn chặn hình thành tế bào sừng.
Người mắc vảy nến da đầu có thể sử dụng dầu dừa thay cho dầu xả hoặc bôi lên vùng da viêm nhiễm, mát xa nhẹ nhàng trong 5 phút. Nên thực hiện buổi tối trước khi đi ngủ để được hiệu quả tốt nhất.
Dầu dừa giúp điều trị vảy nến
Chữa bệnh vảy nến vảy nến tại nhà bằng lá lốt
Cách 1: Lấy cả rễ và lá của 10 cây lá lốt, đem rửa sạch sau đó đun cùng 2 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó để nguội và dùng để tắm, trong khi tắm lấy bã lá lốt chà nhẹ để loại bỏ vùng da chết. Sau khi tắm lau khô người, không cần tắm lại.
Cách 2: Có thể dùng lá lốt phơi khô và thực hiện tương tự theo cách trên. Lá lốt khô nên bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.
Chữa vảy nến bằng lá khế
Cách 1: Lấy khoảng 200g lá khế, sau đó rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước. Sau 20 phút bạn tắt bếp, đợi nước nguội có thể ngâm vùng da bị tổn thương.
Cách 2: Lấy 20g lá khế tươi, 20g lá long não, 20g lá thông, 20g lá thanh hao đem rửa sạch, cho vào nồi đổ ngập nước. Đun sôi trong 10 phút để nguội bớt sau đó lấy nước tắm. Trong khi tắm lấy phần bã chà xát nhẹ nhàng lên các vùng da bị tổn thương.