Vảy nến ở mặt khiến người mắc xấu hổ, tự ti. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị. Vậy dấu hiệu nhận biết vảy nến ở mặt là gì và điều trị bệnh ra sao? Nếu bạn cũng đang có chung những thắc mắc như trên thì cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu vảy nến ở mặt

Vảy nến ở mặt dễ nhận biết hơn các khu vực khác. Các đám vảy da thường xuất hiện nhiều ở vùng trán, đường chân tóc, lông mày,... Tùy thuộc vào từng vị trí trên khuôn mặt mà các biểu hiện của bệnh cũng khác nhau, bao gồm:

Miệng

Bạn có thể gặp phải những tổn thương màu trắng xám trên lợi hoặc lưỡi, bên trong má hoặc cả trên môi.

Da má khô và dễ nứt nẻ. Bề mặt da xuất hiện nhiều lớp sừng dày, vảy trắng hoặc hồng nhạt, bong tróc như vảy cá. Da xuất hiện các mảng tổn thương màu đỏ, có đường kính từ 2 - 3cm. Người bệnh có cảm giác đau ở vùng da mặt bị vảy nến.

Tai

Một số trường hợp, người mắc bị những nốt vảy nến mọc trong tai, 

Lông mày

Lớp vảy bao phủ lông mi, vành mi màu đỏ và cứng hơn bình thường. Vành mi hướng lên hoặc cụp xuống gây căng mí mắt. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm mí mắt. 

Mắt

- Vảy da có thể che phủ mí mắt làm hạn chế khả năng nhìn.

- Mắt bị viêm, khô.

- Vùng da quanh mắt bị tấy đỏ, có thể đóng vảy và chảy máu.

- Đau khi mở - nhắm mắt.

Vay-nen-o-mat-gay-dau-don-kho-chiu.webp

Vảy nến ở mắt gây đau đớn, khó chịu 

>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiện nay

Phương pháp điều trị vảy nến ở mặt

Trên thực tế, da mặt không giống như các vùng da khác trên cơ thể vì mỏng mịn và nhạy cảm hơn. Do đó, với bệnh vảy nến ở mặt, tùy từng vùng da mà cần lựa chọn các biện pháp an toàn và giúp cải thiện nhanh chóng.

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc điều trị vảy nến là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Một số loại thuốc hay được chỉ định bao gồm:

- Thuốc mỡ hoặc kem bôi chứa corticosteroid: Mặc dù giúp người mắc cải thiện được tình trạng ngứa ngáy, bong vảy trong thời gian ngắn nhưng nếu sử dụng kéo dài sẽ gây nhờn thuốc, thậm chí là bệnh có thể tái phát với biểu hiện nghiêm trọng hơn. Cùng với đó, cần cẩn trọng khi bôi tại vùng da xung quanh mắt vì có thể gây tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể nếu dính vào mắt.

- Vitamin D tổng hợp (calcipotrien): Giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da tương đối tốt nhưng cũng có thể gây kích ứng trên mặt. 

- Retinoids (ví dụ tazarotene): Có khả năng loại bỏ vảy da và làm giảm viêm nhưng cũng dễ gây kích ứng.

- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch có một số hoạt chất chính thường được kê đơn như crisaborole, pimecrolimus, tacrolimus,... Chúng không có tác dụng phụ như nhóm corticosteroid mà chỉ gây nên một số biểu hiện dị ứng, nổi mẩn, đau cổ họng,... Một số trường hợp có hiện tượng sưng viêm mắt, khô mắt thì cần dùng thêm kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn (nếu có).

- Axit salicylic: Nổi tiếng với khả năng làm sạch da, loại bỏ vảy, nhờ đó giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.

- Các loại kem dưỡng ẩm: Mặc dù không thể chữa lành vảy nến nhưng những sản phẩm này có thể làm cho làn da bạn bớt khô ráp, đóng vảy, giúp da mềm mịn, đỡ ngứa hơn.

Quang trị liệu

Bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác bằng tia cực tím (UV), giúp giảm sưng viêm và làm chậm sự phát triển của tế bào da, bao gồm:

- Điều trị bằng tia UVB.

- Điều trị bằng tia UVB băng hẹp.

- Phương pháp Goeckerman (kết hợp sử dụng nhựa than với điều trị tia UVB).

- Trị liệu PUVA (dùng thuốc psoralen trước khi điều trị bằng UVA để tăng độ nhạy cảm của làn da với ánh sáng).

- Laser tập trung.

Quang-tri-lieu-vay-nen-o-mat-dung-tia-cuc-tim-de-giam-trieu-chung-benh.webp

Quang trị liệu vảy nến ở mặt dùng tia cực tím để giảm triệu chứng bệnh

Biện pháp dân gian

Bên cạnh điều trị vảy nến bằng phương pháp hiện đại, người bệnh có thêm tham khảo một số bài thuốc dân gian như dùng lá khế, dầu dừa,...

Lá khế

Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu viêm. Chính vì vậy, sử dụng lá khế đúng cách trong điều trị bệnh vảy nến có thể làm giảm tình trạng bong tróc, ngăn nhiễm khuẩn và giúp làm lành da. 

Cách sử dụng: Lấy một nắm lá khế rửa sạch, sau đó giã nát rồi đắp lên vùng da bị vảy nến đã được vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện 2 lần/ngày.

Dầu dừa 

Dầu dừa chứa nhiều axit béo như axit oleic, axit panmitic, axit linoleic, axit lauric… có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, loại bỏ và làm sạch tế bào chết. Vì vậy, người bị vảy nến ở mặt có thể sử dụng dầu dừa để cải thiện bệnh.

Cách sử dụng: Làm sạch vùng da mặt cần điều trị. Sau đó đặt chén dầu dừa vào tô nước ấm rồi thoa lên vùng da bị bệnh. 

>>> Xem thêm: Triệu chứng của bệnh vẩy nến có dễ nhận biết?

Điều trị vảy nến ở mặt cần lưu ý gì?

Da mặt khá mỏng và nhạy cảm nên cần lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế kích ứng da, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn:

  • Bôi thuốc đúng cách: Sử dụng thuốc mỡ bôi với lượng nhỏ và tán đều thành lớp mỏng. Hãy cẩn thận khi bôi kem và thuốc mỡ quanh mắt vì tùy làn da mà có thể gây nên kích ứng khác nhau.
  • Giữ ẩm cho da mặt: Dưỡng ẩm cho da có thể giúp giảm triệu chứng ngứa và bong tróc da. Trong đó, việc lựa chọn kem dưỡng ẩm hợp lý có vai trò rất quan trọng. Cụ thể, không nên chọn kem dưỡng ẩm có chứa hương liệu hoặc hóa chất, tinh dầu. Người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa mặt. 
  • Tránh gãi: Vảy nến ở mặt hay ở bất cứ đâu đều gây ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên gãi vì sẽ khiến da bị bong, rách, vảy nến lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Bảo vệ da mặt: Vùng da bị vảy nến rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, chính vì vậy, người bệnh nên bảo vệ da bằng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30.
  • Trong trường hợp bạn muốn che đi những “khuyết điểm” trên khuôn mặt, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia vì hiện nay một số sản phẩm có thể giúp thực hiện điều này.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Có nhiều cách lành mạnh để xử lý căng thẳng, kiểm soát vảy nến chẳng hạn như tập thể dục, thiền, thư giãn và dành thời gian nói chuyện với bạn bè.

Giam-cang-thang-la-cach-cai-thien-trieu-chung-vay-nen-hieu-qua.webp

Giảm căng thẳng là cách cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả

Bên cạnh các biện pháp trên, nhiều người cũng sử dụng kết hợp sản phẩm chứa thành phần chính sói rừng, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh, nhàu,... và kem bôi da chứa chitosan giúp điều hòa miễn dịch, giảm triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc do vảy nến. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn, người bệnh không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để tìm được cách điều trị vảy nến da mặt hiệu quả nhất. Nếu còn băn khoăn về bệnh vảy nến, hãy ghi lại số điện thoại hoặc bình luận để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất. 

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/facial-psoriasis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317195#outlook

https://dermnetnz.org/topics/facial-psoriasis#:~:text=Facial%20psoriasis%20is%20a%20chronic,half%20those%20affected%20by%20psoriasi