Vảy nến thể mủ là một trong những thể bệnh nguy hiểm nhất của vảy nến. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng các trường hợp đều xuất hiện những tổn thương nghiêm trọng trên da, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy đâu là cách chăm sóc da cho người bị vảy nến thể mủ? Phương pháp điều trị từ thảo dược hiệu quả như thế nào? Mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau đây!

Vảy nến thể mủ là bệnh gì?

Vảy nến thể mủ (hay vảy nến mụn mủ) là 1 trong 5 thể bệnh vảy nến phổ biến hiện nay, tuy nhiên, mức độ tổn thương và ảnh hưởng đến sức khỏe lại đứng hàng đầu. Đây cũng là bệnh lý da liễu mạn tính, thường gặp ở độ tuổi từ 15 - 35, với các biểu hiện đặc trưng như sau:

- Dấu hiệu khởi phát là xuất hiện những vùng da tấy đỏ, căng rát. Sau một thời gian, da bị phồng rộp lên như bị bỏng. Kèm theo đó là biểu hiện sốt cao kéo dài, người mệt mỏi.

- Mụn mủ trắng mọc lên hàng loạt hoặc rải rác trên cơ thể, thường bắt đầu từ các nếp gấp da hoặc bộ phận sinh dục. Tiếp theo, có thể mọc ở đầu ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, 2 bên gót chân,... gây đau đớn nghiêm trọng.

- Đến một thời điểm, mụn tự vỡ ra, khô lại và bong tróc từng mảng, khiến da trở nên sần sùi, khô ráp.

- Cảm thấy đau rát, khó chịu, ngứa ngáy nhiều.

- Mất nước và protein nghiêm trọng khiến người mắc rơi vào trạng thái mệt mỏi rã rời.

Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng này còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm hơn:

- Hiện tượng tăng sừng, xuất hiện túi mủ dưới móng tay, móng chân có thể khiến móng bị bật ra, gây mất móng.

- Khi mụn mủ vỡ ra mà không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm loét, bội nhiễm trên da, thậm chí có khả năng nhiễm trùng máu.

- Viêm sưng các khớp hay cột sống có thể xảy ra, nhiều trường hợp còn bị dính khớp khiến người mắc không thể vận động, di chuyển được. 

- Tình trạng cấp tính khiến thân nhiệt tăng cao trên 40 độ, kèm theo các biểu hiện thở mạnh, mạch đập nhanh, phù mạch, suy hô hấp và suy tim. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh vảy nến thể mủ bùng phát do đâu?

Hiện nay, vẫn chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến thể mủ. Tuy nhiên, nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự rối loạn của hệ thống miễn dịch chính là tác nhân hàng đầu. Trong trường hợp này, các tế bào miễn dịch đóng vai trò bảo vệ cơ thể lại nhận diện nhầm và tấn công chính các mô biểu bì khỏe mạnh, khiến chúng tăng sinh rồi chết đi nhanh chóng, nhưng không kịp bong ra mà xếp chồng lên nhau, tạo thành các mảng da sưng đỏ, phồng rộp, có ổ mủ bên trên.

 Roi-loan-he-thong-mien-dich---nguyen-nhan-bi-benh-vay-nen.webp

Hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn là nguyên nhân gây vảy nến thể mủ

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm bệnh lý này tiến triển dữ dội hơn:

- Đã có tiền sử mắc bệnh vảy nến: Theo thống kê, có khoảng 20 - 30% trường hợp bị vảy nến thể mủ xuất phát từ bệnh vảy nến trước đó.

- Nhiễm trùng, tổn thương da nhưng không được điều trị đúng cách.

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại,...

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc điều trị đau thắt ngực, thuốc chống sốt rét,... có thể khiến bệnh bùng phát đột ngột.

- Uống rượu, bia, hút thuốc lá thường xuyên,... cũng gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.

Cách chăm sóc da cho người bị vảy nến thể mủ

Do tính chất nghiêm trọng của bệnh nên việc cải thiện nhanh các triệu chứng bằng cách chăm sóc da là điều rất cấp thiết.

- Điều trị tại chỗ: Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc mỡ, kem bôi, gel,… thoa trực tiếp lên vị trí da tổn thương do vảy nến thể mủ. Bạn nên sử dụng các sản phẩm giúp bong sừng, bạt vảy, dưỡng ẩm, làm dịu da để giảm thiểu đau đớn, khó chịu do bệnh gây nên.

- Chữa toàn thân: Đối với người bị vảy nến thể mủ, cần sử dụng ngay các hoạt chất giúp giảm viêm, ức chế miễn dịch để chặn đứng ngay các triệu chứng, tránh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Retinoids, methotrexate, cyclosporin,... thường được lựa chọn. Tuy nhiên, các nhóm thuốc trên có thể gây nhiều tác dụng phụ trên da và những cơ quan khác trong cơ thể nên cần tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng. 

- Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp phương pháp quang trị liệu nhờ sử dụng chùm tia UV chiếu thẳng vào vùng da tổn thương, giúp ức chế phản ứng viêm trong cơ thể, nhờ đó khắc phục nhanh chóng các triệu chứng.   

Cùng với đó, bạn cần thực hiện thêm một số lời khuyên sau đây:

- Không chà xát, cào gãi mạnh vì có thể khiến tổn thương nặng hơn, vô tình tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phát triển.

- Tắm nắng trong điều kiện thích hợp cũng có tác dụng tương tự như biện pháp quang trị liệu phía trên. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện kéo dài trong 20 - 30 phút, trong khoảng thời gian trước 8h để tránh nguy cơ làm hại da.