Vảy nến đã không còn là bệnh xa lạ với tất cả chúng ta. Để kiểm soát tốt các triệu chứng, bên cạnh điều trị bằng thuốc, chữa vảy nến bằng liệu pháp tự nhiên cũng được nhiều người áp dụng. Vậy cách chữa bệnh vảy nến này nên thực hiện ra sao? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây để có thông tin cụ thể!  

Dấu hiệu nào cho biết bạn đã mắc vảy nến?

Vảy nến là một trong những tình trạng tổn thương trên da phổ biến nhất, có liên quan đến yếu tố tự miễn. Theo thống kê, bệnh lý này ảnh hưởng đến khoảng 125 triệu người trên toàn thế giới, xấp xỉ 2 - 3% dân số toàn cầu. Trong đó, độ tuổi thường mắc vảy nến là từ 10 - 50 tuổi. 

Bạn có thể nhận biết ngay trên da của người mắc vảy nến sẽ hình thành các mảng tấy đỏ, sưng viêm, phủ vảy trắng bạc li ti, dày đặc phía trên. Bên cạnh đó, da trở nên khô nứt, có khi chảy máu, cảm giác ngứa, rát, đau nhức xung quanh các vùng da tổn thương. Ngoài ra, nhiều trường hợp còn bị tổn thương móng, gây tăng sừng, rỗ móng, mất móng, cũng có khi ảnh hưởng tới khớp, khiến người mắc sưng đau, không thể vận động bình thường.

Các triệu chứng vảy nến có thể xuất hiện và biến mất, rồi bất chợt bùng phát trở lại sau khi thuyên giảm. Đối với một số người, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn so với những trường hợp khác, tác động lớn đến cuộc sống hàng ngày, gây cản trở công việc, sinh hoạt và cả tâm lý của họ.

Cho đến nay, vảy nến vẫn là một trong những căn bệnh da liễu mạn tính, chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Hiện nay, rất nhiều người hướng đến liệu pháp tự nhiên để chữa vảy nến cho hiệu quả tích cực.

Cách khắc phục bệnh vảy nến bằng phương pháp tự nhiên

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh vảy nến tiến triển nặng. Cụ thể:

- Tăng cường sức khỏe đường ruột: Các nghiên cứu cho thấy rằng, rối loạn hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức đề kháng của cơ thể. Bởi vảy, tối ưu hóa sức khỏe đường ruột sẽ giúp hỗ trợ cơ thể chống lại phản ứng tự miễn. Để thực hiện điều này, bạn hãy loại bỏ những thực phẩm gây hại cho đường tiêu hóa như: Đồ nướng, chiên rán, nhiều đường,... cùng với đó là bổ sung nhiều chất xơ, vi khuẩn có lợi từ các chế phẩm men sống, sữa chua,...

- Tối ưu hóa chế độ ăn uống: Đây là một trong những thay đổi quan trọng giúp cân bằng hệ thống miễn dịch và nâng cao thể trạng. Hãy loại bỏ hoặc giảm những thực phẩm có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể như: Gluten, thịt đỏ, đồ uống chứa cồn, thức ăn chế biến sẵn, thủy hải sản,... Đồng thời, bổ sung rau xanh, trái cây, các loại hạt, cá biển,... đều là những chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm da hiệu quả.

- Tránh xa độc tố: Môi trường ô nhiễm, chất độc hóa học, chất tẩy rửa mạnh,... có thể gây tổn hại hệ thống nội tiết và miễn dịch, dẫn đến các phản ứng tự miễn. Hãy trang bị những biện pháp bảo vệ cơ thể khi ra ngoài như: Mặc quần áo dài tay, đội mũ, đeo kính, dùng khẩu trang, thoa kem chống nắng,...

- Điều trị nhiễm khuẩn: Tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng miễn dịch của cơ thể, khiến hệ thống này phải làm việc cật lực hơn. Do đó, bạn hãy cố gắng hạn chế chấn thương và kiểm tra ngay khi có biểu hiện bất thường trong cơ thể. 

- Giải tỏa căng thẳng: Stress sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Bởi vậy, bạn nên chú ý nghỉ ngơi, kết hợp một số bài tập giúp kiểm soát tình trạng này như: Thiền, yoga, đọc sách,...