Cách trị da khô sần sùi vì vảy nến là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trong thời gian gần đây, bởi thời tiết khô hanh sẽ khiến làn da mất độ ẩm và dễ tái phát tổn thương. Hiện nay, nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời bạn cùng tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau đây!
Da khô sần sùi vì vảy nến là do đâu?
Vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay, có liên quan mật thiết đến yếu tố miễn dịch. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, nhưng thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 10 - 50.
Biểu hiện đặc trưng chính là tình trạng da khô sần sùi, bong tróc vảy trắng liên tục. Bên cạnh đó, da rất dễ chảy máu, gây cảm giác khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Tình trạng da khô sần sùi khi bị vảy nến
Về nguyên nhân khiến da khô sần sùi khi bị vảy nến, các chuyên gia cho biết, sự rối loạn, suy yếu của hệ thống miễn dịch trong cơ thể là yếu tố hàng đầu khiến bệnh khởi phát. Bình thường, chúng có vai trò loại trừ các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hệ miễn dịch lại nhận diện nhầm và tiêu diệt chính những tế bào da quen thuộc, khiến chúng chết đi nhanh chóng, tích tụ lại và tạo thành những mảng khô sần, tróc vảy.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng “góp phần” khiến các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như:
- Chấn thương, trầy xước da.
- Dị ứng thời tiết.
- Dị ứng thực phẩm.
- Người có thói quen hút thuốc, sử dụng rượu, bia,... thường xuyên.
- Tác dụng phụ khi dùng một số thuốc như: Điều trị tăng huyết áp, chống trầm cảm,...
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến miễn dịch suy giảm.
Cách trị da khô sần sùi vì vảy nến nhanh, gọn
Dưới đây là một số biện pháp đơn giản, giúp bạn cải thiện triệu chứng da khô sần sùi vì vảy nến, hãy tham khảo nhé:
- Sử dụng nước ấm và hạn chế thời gian tắm: Tắm trong thời gian dài hoặc tắm với nước nóng sẽ loại bỏ dầu trên da, khiến da dễ mất nước hơn. Do đó, bạn nên tắm bằng vòi sen từ 5 đến 10 phút và chỉ sử dụng nước ấm để ngăn ngừa da khô sần sùi.
- Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm: Nhẹ nhàng thấm khô da bằng khăn mềm, rồi thoa ngay kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ để giữ độ ẩm trên da. Chế phẩm chứa petrolatum là một trong những lựa chọn hàng đầu. Các sản phẩm chứa glycerin, axit lactic hoặc urê cũng có thể hữu ích cho tình trạng da khô sần sùi.
- Tránh các chất sát khuẩn mạnh như xà phòng, nước tẩy rửa: Bạn chỉ nên sử dụng các chế phẩm chứa chất tẩy nhẹ, có thể chứa thêm thành phần dầu và chất béo để làm dịu tổn thương khi da khô sần sùi vì vảy nến.
- Chọn loại vải phù hợp cho da: Nên lựa chọn trang phục từ sợi tự nhiên như bông, lụa sẽ dịu cho da. Trong khi đó, các sản phẩm từ len cần hạn chế vì dễ gây kích ứng ngay cả với da bình thường.
- Dùng máy tạo độ ẩm: Không khí nóng, khô có thể khiến làn da dễ bong tróc, ngứa ngáy hơn. Do đó, hãy chuẩn bị một chiếc máy tạo độ ẩm trong nhà để giữ cho làn da bớt khô rát.
- Ngoài ra, nếu da khô sần sùi gây ngứa ngáy, bạn có thể chườm mát lên vùng da đó.