Cách trị vảy nến tại nhà là từ khóa được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, nhiều người phản hồi rằng, triệu chứng bệnh của họ đã cải thiện khi tiêu thụ các món ăn trị vảy nến kết hợp với lối sống khoa học và dùng thuốc phù hợp. Vậy, để biết những cách trị vảy nến tại nhà bằng những món ăn đơn giản, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau!

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, liên quan tới yếu tố miễn dịch, đặc trưng bởi tình trạng da tấy đỏ thành mảng, có vảy trắng xếp chồng phía trên, bong tróc thường xuyên. Có rất nhiều nguyên nhân gây vảy nến, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bệnh nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn.

Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus,... bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của cả cơ thể. Điều này làm cho hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến chúng trở nên bất thường. Thay vì được sinh ra, chết đi sau 28 – 30 ngày, sau đó rơi ra ngoài cơ thể thì khi bị vảy nến, các tế bào da lại chết đi chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng chết đi liên tục và được nâng lên bề mặt da, không thể rơi ra ngoài nên tích tụ trên bề mặt da dẫn đến các tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy và đôi khi nứt gây chảy máu.

Ngoài nguyên nhân bệnh vảy nến vừa kể trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy nến, bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Khoảng 33-50% trường hợp bị vảy nến sống trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.

- Thời tiết lạnh, khô.

- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Những người nhiễm HIV có nhiều nguy cơ mắc vảy nến hơn người khỏe mạnh. Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn cũng tiềm ẩn nguy cơ cao bị vảy nến.

- Uống nhiều rượu, bia.

- Tổn thương da.

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống sốt rét, hạ huyết áp, điều trị rối loạn nhịp tim,...

- Hút thuốc lá.

Cách trị vảy nến tại nhà bằng những món ăn đơn giản

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, người mắc nên ăn các thực phẩm giúp thanh huyết, mát gan, nhuận phế, trừ phong, tăng cường khí huyết. Dưới đây là một số món ăn rất tốt cho người mắc vảy nến:

- Canh khoai tím: Bạn dùng 200g khoai tím, tôm lột 50g băm nhỏ, rau mùi, hành, gia vị vừa đủ nấu ăn. Món canh này giúp bổ âm, dưỡng huyết, nhuận phế, mát gan, giải độc.

- Canh bí đao: Dùng 200g bí đao, 4 cái chân gà đã làm sạch và chặt khúc, thêm rau mùi, hành hoa, gia vị nấu canh ăn. Tác dụng của món canh này là thanh phế, mát gan, sinh tân,… rất tốt cho người bị vảy nến.

- Canh khổ qua: Chuẩn bị khổ qua 200g bỏ ruột, đậu phụ non 30g, nấm mèo 20g, miến 20g, gia vị vừa đủ. Sau đó, đậu phụ, nấm mèo, miến trộn với nhau và nhồi vào ruột trái khổ qua rồi nấu canh ăn. Tác dụng của món ăn này giúp dưỡng huyết, mát gan, giải độc, tăng cường miễn dịch.

- Canh atisô: Chuẩn bị bông atisô tươi 200g, thịt vịt 50g, gia vị vừa đủ. Sau đó, nấu nhừ để ăn. Món ăn này giúp bổ huyết, mát gan, nhuận phế, thận, lợi mật, lọc máu, lợi tiểu.

- Canh rau má: Để nấu được món canh này, nên chuẩn bị 200g rau má, 50g thịt nạc lợn băm. Món ăn này có tác dụng trị phế nhiệt, ho khan, viêm họng, gan nóng, mụn nhọt,...

- Chè đậu xanh: Chuẩn bị 150g đậu xanh, 20g nấm hương, 50g lá nha đam tước vỏ cứng, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng của món ăn là: Dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, giải độc,...

- Canh chua cá kèo: Bạn chuẩn bị 100g giá đỗ, dứa 50g, cà chua 30g, cá kèo làm sạch 100g, me, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

- Rau diếp sốt cà chua: Rau diếp 100g, dưa leo 100g thái lát, cà chua 2 trái, thịt lợn băm 50g, gia vị vừa đủ. Bạn có thể nấu sốt cà chua với thịt, sau đó ăn kèm với dưa leo và rau diếp.