Vảy nến là bệnh chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, người bị vảy nến nên kết hợp nhiều phương pháp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến từ thay đổi lối sống, sử dụng thuốc tây, kết hợp quang hóa trị liệu và dùng sản phẩm thảo dược. Đây là xu hướng được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng bởi tính hiệu quả, an toàn và chi phí tiết kiệm. 

Bệnh vảy nến là gì và dấu hiệu nhận biết ra sao?

Bệnh vảy nến là gì và có dấu hiệu gì đặc trưng để nhận biết hay không là những thắc mắc “muôn thuở” của người bị vảy nến nói riêng và đối tượng có nguy cơ bị bệnh nói chung.

Vảy nến là tình trạng viêm da mạn tính do tự miễn. Bệnh chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát nhờ những biện pháp tích cực từ thay đổi lối sống, dùng thuốc, quang hóa trị liệu, kết hợp với dùng sản phẩm thảo dược. Theo ước tính, hiện nay, trên thế giới có khoảng 125 triệu người bị vảy nến, ở Việt Nam, con số này 2,5 triệu người. Phần lớn trong số này chưa được tiếp cận với các phương pháp điều trị hiệu quả và hiện đại.

Nhận biết chính xác dấu hiệu bệnh vảy nến sẽ giúp việc điều trị được chính xác và tránh tốn kém. Bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau đây:

- Da xuất hiện các tổn thương dạng chấm giọt hoặc mảng rộng đỏ, sưng viêm và có bờ rõ ràng so với vùng da xung quanh.

- Bề mặt tổn thương da có vảy trắng hoặc bạc, dễ bong tróc. Có thể dùng tay để bóc lớp vảy này dễ dàng.

- Da ngứa ngáy.

- Da khô, có thể nứt nẻ, chảy máu.

vay-nen-the-mang-2 (1).jpg

Hình ảnh bệnh vẩy nến 

Nguyên nhân gây vảy nến là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây vảy nến chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nó có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch.

Hệ miễn dịch của chúng ta có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bị vảy nến, hệ miễn dịch lại nhầm lẫn, tấn công các tế bào biểu bì da, khiến các tế bào da tăng sinh và chết đi liên tục, chúng tích tụ lại bề mặt da và hình thành các vảy trắng bạc và dễ bong tróc. Trong nhiều trường hợp, hệ miễn dịch tấn công tế bào xương gây vảy nến khớp, tấn công tế bào móng gây vảy nến móng,…

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến, bao gồm:

- Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình

- Cháy nắng

- Trầy xước, chấn thương da

- Uống rượu, bia quá nhiều

- Hút thuốc lá

- Stress, căng thẳng kéo dài

- Sử dụng một số loại thuốc điều trị

- Béo phì, thừa cân,…

Các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay là gì?

Điều trị vảy nến càng sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Mục tiêu điều trị vảy nến là gì?

Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nên các mục tiêu điều trị bao gồm:

- Cải thiện triệu chứng vảy nến như: Giảm sưng viêm, giảm bong tróc, giảm đau, dưỡng ẩm da,…

- Kéo dài thời gian ổn định bệnh, ngăn ngừa vảy nến tái phát.

- Ngăn ngừa các biến chứng do vảy nến gây ra.

Điều trị vảy nến bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị vảy nến là phương pháp truyền thống, được áp dụng từ lâu. Người mắc vảy nến không nên tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn chính xác từ giới chuyên gia y tế để tránh tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc.

Các loại thuốc dùng cho bệnh vảy nến có dạng bôi trên tổn thương da, tiêm hoặc thuốc uống. Tùy vào thể bệnh vảy nến và mức độ bệnh, người mắc sẽ được kê đơn khác nhau. Đây là các loại thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng bong sừng bạt vảy, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả nhanh, tuy nhiên, chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Cải thiện bệnh vảy nến bằng quang hóa trị liệu

Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu được áp dụng khá rộng rãi trong những năm trở lại đây. Với việc chiếu tia UV hoặc tắm nắng, các tổn thương vảy nến sẽ giảm sưng, viêm, tình trạng bong tróc da được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí đắt đỏ và dễ gây bỏng, ung thư da.