Vẩy nến (vảy nến) là bệnh ngoài da, xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu. Hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu bệnh vẩy nến và cách chữa trị mới là gì. Điều này dẫn đến rất nhiều hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe và rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”- vừa tốn tiền, tốn của mà vẩy nến vẫn không được điều trị dứt điểm. Vậy, làm thế nào nhận biết và điều trị sớm vẩy nến? Tìm hiểu ngay!
Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là gì là thắc mắc của rất nhiều người. Vì tính chất dai dẳng, mạn tính của vẩy nến nên bạn cần hiểu rõ, hiểu đúng để có cách điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Vẩy nến là bệnh ngoài da do tự miễn, tức là hình thành do sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch. Các dấu hiệu nhận biết vẩy nến khá rõ ràng, người mắc có thể tự kiểm tra tại nhà. Các triệu chứng bệnh vẩy nến đặc trưng như sau:
- Da xuất hiện các tổn thương màu đỏ, sưng, viêm, có thể bằng giọt nước hoặc đường kính từ vài cm đến 10 - 20 cm.
- Trên bề mặt tổn thương có các vẩy trắng, bạc, bong tróc.
- Ngứa ngáy có thể xuất hiện.
- Tổn thương da gây nứt nẻ, chảy máu và đau đớn.
Dấu hiệu bệnh vẩy nến thể mảng đặc trưng
Nguyên nhân vẩy nến là gì?
Có triệu chứng đầu tiên ở da nhưng nguyên nhân vẩy nến lại xuất phát từ bên trong cơ thể - sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch của con người có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây hại từ môi trường như vi khuẩn, virus,… Tuy nhiên, khi bị bệnh vẩy nến, hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, mất khả năng nhận diện lạ - quen nên thay vì tấn công những kẻ ngoại lai xa lạ, chúng lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, đó là tế bào da. Sự hoạt động quá mức này của hệ miễn dịch khiến các tế bào da tăng sinh nhanh chóng và “chết yểu” chỉ sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Các tế bào chết tích tụ trên bề mặt da, gây nên tình trạng da sưng viêm, bong tróc và vẩy trắng.
Ngoài nguyên nhân này thì các yếu tố nguy cơ khác cũng kích hoạt vẩy nến bùng phát, đó là:
- Yếu tố lịch sử gia đình: Nếu bố mẹ, anh chị em ruột bị vẩy nến thì bạn có nguy cơ bị vẩy nến cao hơn người khác.
- Yếu tố di truyền: Nếu bố hoặc mẹ bị vẩy nến thì con sinh ra có nguy cơ bị vẩy nến là 8%, còn nếu cả bố và mẹ đều bị vẩy nến thì nguy cơ này tăng lên 41%.
- Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá: Đây đều các thói quen xấu, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến.
- Trầy xước da: Vẩy nến có thể hình thành trên các tổn thương da như vết xăm, vết tiêm chủng, chấn thương da. Đây là hiện tượng Koebner gây vẩy nến khá phổ biến.
- Stress kéo dài gây suy yếu hệ miễn dịch, làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến.
- Béo phì, thừa cân cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh vẩy nến và tạo điều kiện cho vẩy nến thể đảo ngược phát triển.
Vẩy nến có chữa khỏi được không?
Vẩy nến có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người. Tính đến thời điểm hiện tại, vẩy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, người mắc vẩy nến cũng không nên quá lo lắng mà cần có tâm lý lạc quan, bởi vẩy nến có thể được kiểm soát hiệu quả nhờ các phương pháp điều trị từ thay đổi lối sống, sử dụng thuốc tây, quang hóa trị liệu hoặc sử dụng sản phẩm thảo dược.
Các phương pháp điều trị vẩy nến cũ là gì?
Các phương pháp điều trị vẩy nến cũ là sử dụng thuốc tây y đường uống, bôi, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch và quang hóa trị liệu.
Chữa vẩy nến bằng thuốc tây
Thuốc chữa bệnh vẩy nến bao gồm thuốc điều trị tại chỗ dưới dạng kem, gel bôi trực tiếp lên tổn thương da và các loại thuốc điều trị toàn thân như thuốc uống, thuốc tiêm.
- Điều trị tại chỗ được áp dụng khi bạn bị vẩy nến từ nhẹ đến trung bình. Đây là phương pháp chữa trị vẩy nến đầu tiên được áp dụng. Các loại thuốc dạng kem, gel được sử dụng với mục đích chống viêm, làm ẩm, giúp bong sừng bạt vẩy để dưỡng da mịn màng hơn. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của chuyên gia nhằm tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Sử dụng thuốc toàn thân được sử dụng khi bệnh vẩy nến ở mức độ trung bình đến nặng, hoặc khi những phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Các loại thuốc đều có độc tính mạnh nên để tránh những tác dụng phụ đến gan, thận, xương khớp, người dùng cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng thuốc.
Điều trị vẩy nến bằng thuốc tây
Chữa vẩy nến bằng liệu pháp quang hóa trị liệu
Quang hóa trị liệu là phương pháp điều trị bệnh vẩy nến không còn quá xa lạ. Tuy có hiệu quả nhưng hạn chế của phương pháp này là chi phí điều trị cao và một số tác dụng phụ như bỏng da, ung thư da. Bởi vậy, người dùng cũng cần cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp điều trị này.
Bệnh vẩy nến và cách chữa trị mới nhất hiện nay
Có thể thấy, các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến cũ đều tồn tại những hạn chế, bởi vậy, người dùng mong muốn có một cách chữa vẩy nến mới để yên tâm, vui vẻ hơn trong cuộc sống.
Phương pháp điều trị mới là kết hợp thay đổi lối sống, sử dụng các loại thuốc tây và dùng sản phẩm thảo dược.
Các chuyên gia y tế khuyên: Khi đang trong đợt bùng phát vẩy nến, người mắc nên đi khám để được tư vấn, kê đơn thuốc uống nhằm cải thiện các triệu chứng, bên cạnh đó, kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm thảo dược sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ của thuốc, kéo dài thời gian ổn định bệnh.