Tình trạng da mặt khô ngứa sần sùi là một trong những biểu hiện điển hình khi bị vảy nến ở mặt. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, vấn đề này còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới tâm lý và giao tiếp hàng ngày của người mắc. Vậy đâu là cách khắc phục hiệu quả khi da mặt bị khô ngứa sần sùi? Cùng tham khảo bài viết sau đây để có thông tin cụ thể, bạn nhé!

Vì sao da mặt khô ngứa sần sùi khi bị vảy nến?

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay, ảnh hưởng tới khoảng 2 - 3% dân số toàn thế giới. Vảy nến thường xuất hiện tại những vùng tỳ đè như: Khuỷu tay, đầu gối, trên đầu, thậm chí cả ở mặt. 

Các triệu chứng chung vẫn là da mặt khô ngứa sần sùi, bong tróc vảy liên tục, đồng thời tùy thuộc vào các vùng khác nhau sẽ có những đặc trưng khác. Chẳng hạn như:

- Ở mắt: Mắt có cảm giác sưng đau, viền mắt bị viêm đỏ, phủ vảy xung quanh gây tình trạng khó nhìn, thị lực giảm sút.

- Ở tai: Vảy tích tụ và có thể làm tắc ống tai, gây mất thính lực. Nhưng hầu hết các trường hợp, vảy nến không ảnh hưởng đến phần tai phía trong.

- Miệng: Tổn thương có thể xuất hiện cả trên nướu, lưỡi, mặt trong má hay ở môi gây viêm loét, đau rát, khiến người mắc không thể ăn uống hay nói chuyện bình thường,...

Vậy đâu là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát? Cho tới nay, vẫn chưa có khẳng định chính thức về điều này, tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy, sự suy giảm, rối loạn miễn dịch là yếu tố hàng đầu khiến vảy nến ở mặt tiến triển.

Ngoài ra, một số yếu tố kích thích từ môi trường cũng khiến vảy nến tiến triển nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như: Chấn thương trên da, thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, chất độc hại, dị ứng thực phẩm, căng thẳng, lo lắng kéo dài,...

Khắc phục tình trạng da mặt khô sần sùi vì vảy nến bằng cách nào?

Hiện nay, chưa có cách điều trị đặc hiệu cho tình trạng trên. Các chuyên gia thường sẽ đưa ra những liệu pháp để bạn kiểm soát nhanh chóng triệu chứng da mặt khô sần sùi khi bị vảy nến. Bao gồm:

Dùng thuốc

- Vitamin D tổng hợp, chẳng hạn như thuốc mỡ hoặc kem chứa calcipotriene, calcitriol giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da, nhưng nó cũng có thể gây kích ứng da mặt nên cần chú ý khi sử dụng.

- Retinoids: Giúp loại bỏ vảy da và làm giảm phản ứng viêm khiến da mặt khô ngứa sần sùi nhưng cũng tiềm ẩn tác dụng phụ là kích ứng da.

- Thuốc mỡ chứa crisaborole giúp hạn chế bớt tổn thương trên da mặt. Tuy nhiên, nó có thể gây phồng rộp hoặc châm chích da tạm thời khi bôi.

- Axit salicylic: Có khả năng loại bỏ vảy, cải thiện bong tróc khi da mặt khô ngứa sần sùi. Chúng có thể được kết hợp với steroid để tăng cường tác dụng.

vitaminD-cai-thien-benh-vay-nen-01 (1).jpg

Vitamin D giúp hỗ trợ cải thiện bệnh vẩy nến 

- Nếu các dạng bôi ngoài chưa đạt được hiệu quả, bạn có thể xem xét sử dụng thêm các chế phẩm uống hoặc tiêm như: Apremilast, cyclosporine, methotrexate, adalimumab,...

Quang trị liệu

Một lựa chọn khác cũng thường được áp dụng là điều trị bằng tia cực tím (UV) có khả năng làm chậm sự phát triển của tế bào da, chống viêm và hạn chế tổn thương lan rộng trên da.

Chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc da mặt khô ngứa sần sùi là vô cùng quan trọng để cải thiện tình trạng này nhanh chóng hơn, cụ thể:

- Sử dụng kem dưỡng hay các chất giữ ẩm khác thường xuyên. Mặc dù chúng không thể chữa lành bệnh vảy nến nhưng có thể giúp làm dịu da mặt khô ngứa sần sùi, giảm bong tróc.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa hàm lượng protein cao như: Thịt đỏ, trứng, sữa,... Thay vào đó, nên tăng cường rau xanh, trái cây, uống nước đầy đủ.

 1.jpg

Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện bệnh vảy nến

- Kiêng rượu, bia và các chất kích thích khác.

- Thư giãn, nghỉ ngơi thích hợp, tránh lo âu, căng thẳng.