Vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính, ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh từ mặt thẩm mỹ đến sức khỏe tâm lý. Bởi vậy cách trị vảy nến hiệu quả là vấn đề mà người mắc bệnh hết sức quan tâm. Dưới đây là một số các phương pháp điều trị cho người bệnh vảy nến. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Các cách điều trị vảy nến hiệu quả 

Các phương pháp điều trị vảy nến không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Mục đích của các phương pháp này là ngăn chặn tế bào da phát triển quá nhanh và loại bỏ vảy. 

Phương pháp điều trị được lựa chọn còn tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể. Người bệnh có thể thử nhiều cách khác nhau để tìm ra được phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất.

Điều trị vảy nến tại nhà  

Các phương pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp bạn cải thiện bệnh rất nhiều cụ thể:

  • Tắm rửa hàng ngày: Việc làm này sẽ giúp loại bỏ vảy và làm dịu vùng da bị bệnh. Người bệnh nên tắm với nước ấm, không nên tắm nước quá lạnh hay quá nóng. Bên cạnh đó, có thể thêm bột yến mạch, muối nở vào nước tắm để cải thiện làn da tốt hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Lau khô da sau khi tắm và thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn ẩm.
  • Tiếp xúc với một lượng nhỏ ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời tự nhiên cũng giúp ích cho việc điều trị vảy nến, giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng da. Tuy nhiên nếu phơi nắng quá nhiều cũng có thể làm cho bệnh tồi tệ hơn, vì vậy, chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng nhẹ vào đầu giờ sáng.
  • Tránh các tác nhân kích thích da gây bệnh vảy nến: Nhiễm trùng, chấn thương, các vết xước da, căng thẳng, hút thuốc, uống rượu bia hay tiếp xúc với ánh nắng quá gắt, quá nhiều sẽ làm bệnh vảy nến trầm trọng thêm. Hãy hạn chế các khả năng gây xước da, bỏ hút thuốc hay uống rượu, bôi kem chống nắng, mặc quần áo bảo hộ,...
  • Có một lối sống lành mạnh: Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện góp phần không nhỏ vào kết quả điều trị.

Tam-rua-hang-ngay-giup-cai-thien-tinh-trang-da-vay-nen.webp

Tắm rửa hàng ngày giúp cải thiện tình trạng da vảy nến

Thuốc trị vảy nến

Thuốc trị vảy nến có thể được chia làm hai loại là điều trị tại chỗ (kem và thuốc mỡ) và điều trị toàn thân (thuốc uống, thuốc tiêm). Cụ thể:

Điều trị tại chỗ

Phương pháp này sử dụng các loại thuốc để bôi trực tiếp lên da thường được dùng cho bệnh vảy nến mức độ nhẹ đến trung bình nhằm ngăn chặn sự phát triển của tế bào da, giảm viêm ngứa, khó chịu.

  • Corticoid: Được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc mỡ, kem, gel, bọt, nước thơm, xịt, dầu gội. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng lâu dài do tác dụng phụ làm mỏng da. Một số thuốc corticoid thường dùng: Riamcinolone (acetonide, trianex), clobetasol (temovate),...
  • Vitamin D tổng hợp: Calcipotriene và calcitriol (vectical) làm chậm sự phát triển của tế bào da, làm phẳng các mảng, loại bỏ vảy. Loại thuốc này có thể phối hợp với corticoid hoặc sử dụng đơn lẻ. 
  • Retinoids: Tazarotene (tazorac, avage) là vitamin A tổng hợp giúp ức chế sự phát triển tế bào da, giảm đổi màu và giảm ngứa. Tuy nhiên, retinoids gây kích ứng da và tăng nhạy cảm với ánh sáng, không được khuyến cáo sử dụng cho bà mẹ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Tacrolimus (protopic) và pimecrolimus (elidel) giảm viêm và tránh tích tụ các mảng bám, thường được sử dụng cho người bị vảy nến vùng nhạy cảm như da đầu, bộ phận sinh dục, các nếp gấp da.
  • Axit salicylic: Bào chế dưới dạng dầu gội và dung dịch cho điều trị vảy nến da đầu.
  • Anthralin: Một loại kem giúp làm chậm sự phát triển các tế bào da, loại bỏ vảy và làm da mềm mịn hơn. Anthralin không được sử dụng trên các vị trí như mặt và bộ phận sinh dục bởi thực chất nó là một chất khử oxy hóa khiến bào mòn da.

Điều trị toàn thân

Thuốc uống và thuốc tiêm thường được dùng cho trường hợp bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng. Do có tác dụng toàn thân nên thuốc không được sử dụng trong thời gian dài và xen kẽ với các phương pháp điều trị khác.

  • Retinoid: Acitretin (soriatane) và các retinoid khác làm giảm sản xuất các tế bào da. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng loại thuốc này đó là khô da và đau cơ.
  • Methotrexate: Làm chậm sự sinh sản của tế bào da và ức chế tình trạng viêm.
  • Cyclosporine: Điều trị bệnh vảy nến nặng với khả năng ức chế hệ thống miễn dịch. Tác dụng không mong muốn đó là tăng nguy cơ nhiễm trùng và vấn đề sức khỏe khác kể cả ung thư. Người bệnh sử dụng cyclosporine cần được theo dõi huyết áp và chức năng thận thường xuyên.
  • Thuốc sinh học: Etanercept (enbrel), infliximab (remicade), adalimumab (humira), ustekinumab (stelara),... thường được sử dụng theo đường tiêm, tác động lên hệ thống miễn dịch, phá vỡ chu kỳ bệnh và cải thiện các triệu chứng bệnh trong vòng vài tuần.

 Thuoc-uong-dieu-tri-vay-nen.webp

Thuốc uống điều trị vảy nến

Cách trị vảy nến dân gian

Một số phương pháp dân gian lưu truyền có thể làm dịu các triệu chứng bệnh như:

  • Giấm táo: Chứa axit lactic giúp sát khuẩn, giảm viêm ngứa. Dùng một lượng giấm táo vừa phải pha loãng với nước và đem bôi lên vùng da bị bong vảy. Rửa sạch da sau 15-20 phút.
  • Lô hội hay còn gọi là nha đam: Chứa glycoproteins và polysaccharides có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm sạch đồng thời cấp ẩm cho da. Đắp trực tiếp gel lô hội lên da 1-2 lần/ngày.
  • Lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và các chất có hoạt tính kháng sinh tự nhiên, do đó thường được sử dụng cho bệnh ngoài da để chống viêm, sát khuẩn, làm sạch da, ngăn chặn tình trạng viêm. Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không bằng cách đun sôi với nước, cho thêm muối, sau đó để nước nguội thì đem rửa vùng da bệnh.
  • Dầu dừa: Da thường khô và nứt nẻ khi bị bệnh vảy nến. Loại dầu này chứa nhiều axit béo vừa có khả năng giảm đau, kháng khuẩn vừa giúp loại bỏ tế bào chết, hạn chế hình thành vảy. Đồng thời, dầu dừa cũng cung cấp độ ẩm cho da giúp da mềm mịn và bớt khô.

Các phương pháp khác

Quang trị liệu là phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến bằng cách để cho da tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo có kiểm soát:

  • Ánh sáng tự nhiên: Tiếp xúc hàng ngày có thể cải thiện tình trạng da.
  • UVB: Giúp điều trị các mảng da đơn lẻ hay lan rộng không thể điều trị bằng thuốc. 
  • Psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA): Sử dụng thuốc prosalen để da nhạy cảm hơn với ánh sáng giúp tia UVA xâm nhập vào da sâu hơn.
  • Laser excimer: Tương tự như UVB nhưng các tia sáng chỉ nhắm vào vùng da bệnh và cần ít buổi trị liệu hơn. Tác dụng phụ có thể có đó là mẩn đỏ và phồng rộp da.

Món ăn trị vảy nến

Ngoài các thuốc điều trị vảy nến, thực phẩm và các món ăn trong chế độ ăn hàng ngày cũng góp phần cải thiện bệnh như:

  • Thực phẩm giàu omega 3: Là một loại axit béo có trong cá, ngũ cốc, rau củ,... chống oxy hóa, duy trì độ ẩm và giúp da săn chắc.
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Có nhiều trong tôm, hàu, mực, gan động vật,... tham gia tổng hợp DNA, điều hòa hoạt động của các tế bào da, thúc đẩy chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, các thực phẩm này còn có tác dụng chống viêm, sát trùng và hạn chế kích ứng.
  • Rau củ quả chứa nhiều vitamin và beta caroten như cà rốt, bông cải xanh, xoài,... giúp làn da khỏe mạnh hơn, ngăn chặn các tác nhân gây viêm da.
  • Vitamin C: Có trong các loại hoa quả như táo, kiwi, cam, quýt,... giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sản xuất collagen và bảo vệ da.

Một số món ăn mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Canh khổ qua (mướp đắng): Có tác dụng giải độc và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Canh rau má: Rau má được biết đến với nhiều công dụng như làm đẹp da, ngừa rôm sảy, nhanh liền vết thương, làm mờ sẹo. 
  • Canh bí đao: Có khả năng thanh nhiệt, nuôi dưỡng da.

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh vảy nến, một số đồ ăn có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng mà người bệnh cần phải tránh như:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Do thành phần axit arachidonic, casein protein sẽ kích thích các phản ứng viêm và ngứa.
  • Thực phẩm có nhiều đường hay đồ ngọt sẽ phá hủy protein của da, tăng sinh insulin làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, thịt bò, trứng gà,... nên được tránh dùng.
  • Thực phẩm chứa gluten - một loại protein có trong lúa mì sẽ làm bệnh tồi tệ đi.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp có hàm lượng calo cao sẽ làm tình trạng viêm nhiễm kéo dài.
  • Rượu bia và đồ uống có tính kích thích: Sẽ cản trở quá trình giải độc của gan, khiến da khô là điều kiện tốt cho bệnh vảy nến phát triển.

Cac-mon-an,-thuc-pham-ho-tro-dieu-tri-vay-nen.webp

Các món ăn, thực phẩm hỗ trợ điều trị vảy nến

Như vậy có rất nhiều cách chữa vảy nến mà người bệnh có thể lựa chọn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo thêm sản phẩm có chứa sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Sói rừng đã được các nghiên cứu năm 2009, tại đại học Thẩm Dương, Trung Quốc chứng minh hiệu quả ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến như ngứa ngáy, bong tróc và ức chế sự lây lan của bệnh. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. Bạch thược có khả năng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Với sự phối hợp các dược liệu này, sản phẩm thực sự đem lại hiệu quả điều trị cho bệnh vảy nến.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách trị vảy nến. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy để lại thông tin liên lạc để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn.

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/psoriasis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/diagnosis-treatment/drc-20355845

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/understanding-psoriasis-basics

https://www.medicalnewstoday.com/articles/52457

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/6866-psoriasi