Hiện nay, sử dụng thuốc điều trị vẩy nến là một trong những phương pháp chữa vẩy nến được nhiều người bệnh áp dụng. Vậy, những lưu ý khi sử dụng thuốc là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Vẩy nến là bệnh gì?
Để tìm hiểu các thông tin về bệnh vẩy nến và phương pháp điều trị, bạn cần phải biết vẩy nến là bệnh gì, từ đó có cách điều trị đúng, hiệu quả và an toàn.
Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn dịch, khiến các tế bào da tăng sinh và chết đi nhanh chóng, làm cho các mảng da bị sưng lên, đỏ và có vẩy trắng. Đây là bệnh không lây nhiễm và có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng thường ảnh hưởng đến vùng da ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu
Nguyên nhân vẩy nến là gì?
Để điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả, bạn phải biết được nguyên nhân vẩy nến là gì, từ đó mới có phương pháp can thiệp đúng cách.
Do sự suy yếu hệ miễn dịch
Suy yếu hệ miễn dịch gây ra nhiều bệnh tự miễn, trong đó có vẩy nến. Bình thường, hệ miễn dịch làm việc như những chiến binh thiện chiến, chúng sẽ phát hiện và tấn công, tiêu diệt các thành phần ngoại lai như virus, vi khuẩn để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu ở người bị vẩy nến, các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch suy yếu, chúng không còn khả năng nhận diện “người nhà” và “khách lạ”, thay vì tấn công và tiêu diệt “khách lạ”, chúng lại quay sang tấn công các tế bào “người nhà”, ở bệnh vẩy nến là các tế bào biểu bì. Điều này khiến các tế bào biểu bì tăng sinh và chết đi liên tục trong một thời gian ngắn (3 – 4 ngày) thay vì như bình thường (28 – 30 ngày). Các tế bào chết được đưa lên bề mặt da, tích tụ lại và gây các triệu chứng như xuất hiện các mảng da sưng, viêm, có vẩy trắng, đỏ và ngứa ngáy.
Vậy, tại sao hệ miễn dịch bị suy yếu:
- Do bị tấn công từ các yếu tố ngoại lai, mắc một số bệnh như HIV/AIDS,…
- Tủy xương (nơi sản sinh các bạch cầu) bị ức chế như trong trường hợp của những bệnh nhân ung thư.
- Hạch bạch huyết, ức,... bị oxy hóa, suy yếu.
- Do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Chính vì thế, một trong những cách tăng cường miễn dịch cho cơ thể là ăn thêm các loại thực phẩm như nhân sâm, vitamin D, gừng, tỏi,…
Các yếu tố nguy cơ gây vẩy nến
Ngoài nguyên nhân đã kể trên, bạn sẽ có nguy cơ bị vẩy nến cao hơn người khác nếu bạn có những điều sau đây:
- Gia đình có người bị vẩy nến.
- Uống rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động
- Sử dụng một số loại thuốc.
- Chấn thương da.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị vẩy nến
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng cần phải cẩn trọng về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của thuốc để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị vẩy nến.
Sử dụng thuốc tây là phương pháp điều trị vẩy nến thông dụng
Tác dụng của thuốc điều trị vẩy nến
Hiện nay, có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị bệnh vẩy nến ở dạng kem, mỡ bôi ngoài da, thuốc uống dạng viên hoặc thuốc tiêm truyền đường tĩnh mạch.
Các nhóm thuốc thường là nhóm ức chế miễn dịch, nhóm chống viêm, nhóm ức chế sự chết tế bào,… Các loại thuốc này có tác dụng điều trị bệnh rất nhanh, giảm các triệu chứng vẩy nến trong thời gian ngắn. Có loại thuốc chỉ sử dụng 2 – 3 ngày là các dấu hiệu đã được cải thiện. Đây là tác dụng hiệu quả của thuốc nhưng điều này đồng nghĩa với việc người bệnh phải gánh chịu nhiều tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị vẩy nến
Như đã phân tích ở trên về nguyên nhân bệnh vẩy nến đó là sự suy yếu, mất cân bằng do hệ miễn dịch bị ức chế, tấn công và thiếu chất dinh dưỡng. Việc điều trị bệnh phải giải quyết được căn nguyên này nhưng các thuốc điều trị vẩy nến hiện nay đang sai cách.
Các thuốc chữa bệnh vẩy nến hiện nay đều có tác dụng ức chế hệ miễn dịch nên giúp giảm nhanh các triệu chứng nhưng nếu sử dụng lâu dài, thuốc sẽ làm hệ miễn dịch bị suy yếu trầm trọng, gây nhờn thuốc, giảm tác dụng điều trị của thuốc và khiến bệnh vẩy nến ngày càng trầm trọng hơn, mất thời gian để điều trị hơn. Chính vì thế, người bệnh bị lệ thuộc thuốc, cứ dừng thuốc là bệnh lại tái phát. Ngoài ra, hệ miễn dịch suy giảm cũng khiến cơ thể gặp nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Một nhược điểm nữa của thuốc đó là có nhiều tác dụng phụ. Bởi thuốc tây thường được đào thải qua gan, thận nên nếu sử dụng thuốc quá liều trong thời gian dài sẽ gây biến chứng nghiêm trọng lên gan, gây suy gan, xơ gan; Biến chứng lên thận gây suy thận. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây teo da, giãn mạch máu dưới da, nhiễm độc da,… Chính vì thế, khi sử dụng thuốc, bạn cần cẩn trọng và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.