Từ xưa, ông cha ta đã sử dụng các bài thuốc nam để chữa bệnh hiệu quả, trong đó có vảy nến. Ngày nay, nhiều người vẫn điều trị vảy nến bằng thuốc nam với các bài thuốc từ lá cây lược vàng, lá trầu không, lá lốt để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát. Vậy, các bài thuốc nam dành cho người bị vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh gì? Vảy nến có chữa khỏi được không?
Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến khoảng 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc. Bệnh ảnh hưởng đến da với các tổn thương sưng viêm, đỏ và có vảy trắng bao phủ. Bệnh còn ảnh hưởng đến cả xương khớp và móng.
Triệu chứng bệnh vảy nến đặc trưng
Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi vảy nến hoàn toàn. Tuy nhiên, người bị vảy nến vẫn có thể thay đổi lối sống, sử dụng thuốc hoặc áp dụng quang hóa trị liệu để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cách điều trị vảy nến bằng thuốc nam hiệu quả
Từ xưa khi chưa có thuốc tây, ông cha ta đã biết cách phối hợp, chế biến các loại lá cây trở thành những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Nhiều bài thuốc, trong đó có cách điều trị vảy nến bằng thuốc nam vẫn được lưu truyền đến ngày nay và được nhiều người sử dụng, mang lại hiệu quả cải thiện vảy nến khả quan. Dưới đây là 3 bài thuốc thường được sử dụng:
Chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng
Lược vàng giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến rất hiệu quả. Để dùng lá lược vàng chữa vảy nến, bạn có thể áp dụng 2 cách sau:
- Uống nước cốt cây lược vàng: Chuẩn bị 5 – 7 lá lược vàng còn non, đem rửa sạch. Cho lá vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt, uống 2 lần/ngày trước khi ăn 30 phút.
- Đắp lá cây lược vàng: Chuẩn bị 5 – 7 lá lược vàng, ½ thìa muối trắng. Lá lược vàng rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố, thêm chút muối rồi xay nhuyễn. Chia đều hỗn hợp vừa xay thành 2 phần rồi đắp lên tổn thương bệnh vảy nến 2 lần/ngày.
Trị vảy nến bằng lá trầu không
Cây trầu là vị thuốc được dùng để chữa nhiều bệnh, trong đó có vảy nến. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, trầu không giúp cải thiện triệu chứng vảy nến thông qua tác dụng chống viêm, giảm sưng hiệu quả. Bạn chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, 20 lá bèo hoa dâu, rửa sạch, rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước trong khoảng 20 – 30 phút cho đến khi lá mềm thì tắt bếp. Sau đó, pha nước với chút muối và nước lạnh cho ấm rồi tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương vào nước. Trong quá trình tắm có thể dùng bã lá chà xát vào vùng da bị tổn thương. Áp dụng bài thuốc này 2 – 3 lần/tuần.
Chữa vảy nến bằng lá lốt
Chữa vảy nến bằng lá lốt
Lá lốt là vị thuốc giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả. Bạn áp dụng cách như sau: Chuẩn bị 10 cây lá lốt cả cành và rễ, rửa sạch và cho vào nồi, đun với khoảng 3 lít nước trong 20 phút. Sau đó tắt bếp, pha nước cho ấm rồi tắm hoặc ngâm vùng da bị vảy nến vào nước.