Bệnh vảy nến da đầu có thể nhẹ và ít gây ra triệu chứng đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm bệnh có thể tiến triển sang thể nặng với những vết loét dày, đóng vảy. Vảy nến da đầu có thể gây ngứa dữ dội, rụng tóc, nhiễm trùng da nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày và tâm lý người bệnh.

Bệnh vảy nến da đầu là gì? Nguyên nhân bị vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu đặc trưng bởi tình trạng các mảng vảy nổi lên, hơi đỏ trên da đầu. Có thể xuất hiện một hoặc nhiều mảng vảy, thậm chí là toàn bộ da đầu của bạn. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì vảy nến có thể lan tới trán, sau gáy hoặc bên trong tai. 

Vay-nen-da-dau-dac-trung-boi-cac-mang-vay-do-phu-mot-lop-trang-tren-da.webp

Vảy nến da đầu đặc trưng bởi các mảng vảy đỏ, phủ một lớp trắng trên da

Cũng giống như các thể vảy nến khác, vảy nến da đầu thường xuất phát từ hệ thống miễn dịch bị rối loạn khiến các tế bào da tăng sinh, phát triển quá mức và tích tụ thành mảng vảy.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến da đầu như:

  • Di truyền
  • Béo phì
  • Hút thuốc
  • Stress kéo dài
  • Nhiễm trùng da đầu do virus, vi khuẩn

Đa phần người mắc bệnh vảy nến da đầu là thể nhẹ, không đáng lo ngại. Vì thế, nhiều người bệnh thường bỏ qua và không điều trị khiến bệnh tiến triển nặng và gây loét da đầu. Tình trạng ngứa dữ dội do vảy nến da đầu, gãi nhiều dẫn tới nhiễm trùng da và rụng tóc.

Triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu đặc trưng bởi các mảng màu đỏ hoặc màu tía có bề mặt phủ trắng. Triệu chứng vảy nến da đầu nhẹ có thể chỉ xuất hiện vảy mỏng và nhỏ. Các triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến da đầu nặng đến trung bình như:

  • Các mảng vảy dày, đỏ.
  • Trên các mảng phủ một lớp vảy trắng.
  • Bong vảy giống như gàu.
  • Da đầu khô và ngứa dữ dội.
  • Trên da đau như kim chích và nhói.
  • Chảy máu và viêm.
  • Rụng tóc.

Nguoi-mac-vay-nén-da-dau-thuong-rung-toc-do-ngua-gai-va-stress.webp

Người mắc vảy nến da đầu thường rụng tóc do ngứa, gãi và stress 

Bản thân bệnh vảy nến da đầu không gây rụng tóc nhưng chính tình trạng ngứa, gãi nhiều, gãi mạnh vào các nốt vảy hoặc stress là nguyên nhân gây rụng tóc. May mắn đây là tình trạng rụng tóc tạm thời, do đó, tóc sẽ mọc lại khi điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu

Đa phần bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu thông qua các tổn thương đặc trưng trên da đầu như mảng vảy đỏ, dày cộm, cứng và phủ trắng bề mặt. Tuy nhiên, bệnh vảy nến da đầu có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý viêm da khác, vì thế bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp như cạo vảy Brocq, sinh thiết da để chẩn đoán chính xác.

Phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu

Triệu chứng của vảy nến da đầu và nấm da đầu khá giống nhau như ngứa, vảy đỏ trên da và lan rộng. Do đó, người bệnh nếu không tìm hiểu kỹ để có phương pháp điều trị và phòng ngừa lây nhiễm đúng cách thì rất nguy hiểm. Một số yếu tố có thể phân biệt 2 bệnh lý này như:

 

Vảy nến da đầu

Nấm da đầu

Triệu chứng

- Vùng da ban đỏ, vảy xuất hiện theo từng mảng, trên bề mặt có phủ vảy trắng. Bong vảy tạo gàu trắng to.

- Vùng da đầu bị vảy nến luôn khô và ngứa. 

- Có thể xuất hiện vảy ở viền tai, trong tai, trán.

- Rụng tóc khi gãi nhiều.

- Mụn nước xuất hiện ở chân tóc, nốt mụn đỏ rải rác trên da đầu và lan rộng.

- Vảy gầu trắng, gàu ướt, bết dính tóc do bã nhờn tiết nhiều.

- Rụng tóc nhiều

Nguyên nhân

- Rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn tới da phát triển quá mức và hình thành vảy.

- Yếu tố nguy cơ: Di truyền, sử dụng thuốc trên da đầu, stress, béo phì,...

- Nhiễm nấm: Trichophyton, Microsporum.

- Yếu tố nguy cơ: Vệ sinh kém, sống cùng người bị nấm da đầu, để tóc ẩm khi đi ngủ,...

Khả năng lây lan

Không lây qua tiếp xúc

Có lây khi tiếp xúc

Bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến da đầu thể nhẹ và trung bình thường rất dễ điều trị bằng thuốc bôi hoặc tiêm corticoid tại chỗ. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị bội nhiễm nấm, vi khuẩn dẫn tới nhiễm trùng da nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh cần được điều trị bằng corticoid đường uống phối hợp với kháng sinh, kháng nấm.

Vay-nen-da-dau-co-the-duoc-kiem-soat-nho-thuoc-va-loi-song-khoa-học.webp

Vảy nến da đầu có thể được kiểm soát nhờ thuốc và lối sống khoa học

Cách điều trị vảy nến da đầu

Tùy vào tình trạng vảy nến da đầu thể nhẹ hay nặng mà phương pháp điều trị khác nhau.

Phương pháp trị vảy nến da đầu tại nhà

Phương pháp điều trị vảy nến da đầu tại nhà được nhiều người lựa chọn bởi dễ thực hiện, tiện lợi và an toàn. Một số biện pháp điều trị vảy nến da đầu tại nhà thường được áp dụng như:

  • Kem hoặc gel lô hội: Giúp làm ẩm và làm sạch da.
  • Dung dịch giấm táo: Giảm làm sạch các lớp vảy trên da đầu.
  • Hỗn hợp baking soda và nước giúp giảm ngứa.
  • Kem capsaicin (thành phần chính của ớt đỏ) giúp giảm tình trạng bong tróc vảy, mẩn đỏ và viêm.
  • Dầu dừa và bơ giúp dưỡng ẩm da đầu và giảm ngứa.
  • Tỏi xay trộn với kem/gel lô hội giúp làm sạch da, ngăn ngừa khả năng bội nhiễm nấm, vi khuẩn.
  • Gội đầu bằng nghệ để giảm viêm.

Thuốc trị vảy nến da đầu

Tùy vào tình trạng mức độ lan rộng, xuất hiện bội nhiễm,... mà bạn có thể được chỉ định dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc toàn thân. Một số thuốc thường được lựa chọn cho người bệnh vẩy nến như:

Calcipotriene

Calcipotriene thường có trong các dạng thuốc kem, bọt, thuốc mỡ hay dung dịch. Đây là một dẫn chất thuộc nhóm vitamin D có tác dụng ức chế sự lan rộng, phát triển của vảy nến da đầu.

Calcipotriene có trong các sản phẩm như kem bôi Dovonex, bọt Sorilux.

Dạng phối hợp Betamethasone - Calcipotriene

Sự kết hợp giữa Betamethasone (corticoid) và Calcipotriene (vitamin D) có tác dụng giảm các triệu chứng do vảy nến gây ra như mẩn đỏ và ngứa thông qua cách ức chế sự tăng sinh tế bào quá mức.

Betamethasone và Calcipotriene có sẵn trong các chế phẩm dạng kem, bọt, thuốc mỡ và hỗn dịch. Một số sản phẩm được bán trên thị trường như Wynzora, Taclonex và Enstilar.

Tazarotene

Tazarotene là một dạng của retinoid có tác dụng tăng tốc độ thay thế tế bào, giảm số lượng mảng bám đáng kể. Bên cạnh hiệu quả trong điều trị vảy nến da đầu. Hiện nay, thuốc chứa Tazarotene có nhiều dạng bào chế dạng bọt, kem, gel hay lotion.

Retinoids dùng đường uống

Retinoids là nhóm thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý về da với tác dụng giảm viêm và ức chế tăng trưởng tế bào. Thường mất khoảng 2 đến 12 tuần để thuốc phát huy tác dụng. 

Thuốc Acitretin (Soriatane) là một loại retinoids dạng uống thường được sử dụng cho người mắc vảy nến da dầu.

Methotrexate

Methotrexate là chất kháng acid folic, ức chế miễn dịch và thường được sử dụng trong điều trị ung thư. Trong bệnh lý vảy nến da đầu, Methotrexate có tác dụng ngăn tế bào da phát triển quá mức. 

Thuốc được bán dưới tên Trexall, được kê đơn cho các trường hợp vảy nến da đầu nặng và theo dõi bởi bác sĩ. 

Cyclosporine

Cyclosporine là một chuỗi peptid có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh thường được dùng cho người mắc vảy nến nặng. Thuốc dùng đường uống, mỗi ngày uống 1 lần và cùng 1 thời điểm.

Một số thuốc trên thị trường có chứa Cyclosporine như Gengraf, Neoral và Sandimmune.

Quang trị liệu cho người bị bệnh vảy nến da đầu

Liệu pháp quang trị liệu thường được dùng cho người bị vảy nến da đầu. Tia UVB hiệu quả trong điều trị vảy nến nói chung và đặc biệt hiệu quả đối với bệnh vảy nến da đầu. 

Dieu-tri-vay-nen-da-dau-bang-phuong-phap-quang-tri-lieu.webp

Điều trị vảy nến da đầu bằng phương pháp quang trị liệu

Biện pháp tắm nắng không được khuyến khích vì trong ánh nắng mặt trời có cả tia UVA. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, biện pháp tắm nắng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư hắc tố lên tới 59%.

Thảo dược hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người mắc vảy nến da đầu nên sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp giảm triệu chứng, điều hòa miễn dịch và hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng viêm loét. Một số thành phần nổi trội được sử dụng trong sản phẩm thảo dược cho người mắc vảy nến da đầu như:

  • Cây sói rừng: Theo nghiên cứu của tác giả Rongrong He và cộng sự (năm 2009), thành phần dịch chiết của cây sói rừng có tác dụng tăng số lượng tế bào lympho T giúp ức chế sự tăng sinh quá mức tế bào sừng và điều hòa miễn dịch, từ đó hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh vảy nến.
  • Cây bạch thược: Thành phần có trong cây bạch thược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa miễn dịch rất tốt. Đây là vị thuốc thường gặp trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến, viêm khớp dạng thấp,... 
  • Cây nhàu: Thành phần Damnacanthal có trong nhàu có tác dụng kiểm soát các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống,...
  • Hoàng bá: Thành phần Phellodendrine có trong hoàng bá có tác dụng ức chế miễn dịch từ đó hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu.
  • Thổ phục linh: Rễ của cây thổ phục linh thường được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến, mẩn ngứa hay dị ứng. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả tại viện Khoa học Y tế Trung Quốc (năm 2018), sự kết hợp của các thảo dược thổ phục linh, bạch thược, sói rừng giúp giảm tổn thương do bệnh vảy nến gây ra, giảm đáng kể diện tích và khả năng lan rộng của bệnh vảy nến thông qua ức chế tăng sinh quá mức tế bào da, chống viêm và chống oxy hóa.
  • Nhũ hương: Hoạt tính chống viêm của thành phần acid triterpene từ nhựa cây nhũ hương rất mạnh. Do đó, giúp làm giảm triệu chứng đỏ, ngứa và tổn thương viêm do vảy nến. Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Da liễu trường đại học Brescia của Ý (năm 2010) cho thấy acid boswellic có trong nhũ hương có tác dụng hỗ trợ tái tạo da rất tốt.

Cao-soi-rung-giup-dieu-hoa-mien-dịch-ho-tro-dieu-tri-can-nguyen-gay-vay-nen-da-dau.webp

Cao sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, hỗ trợ điều trị căn nguyên gây vảy nến da đầu

Sản phẩm có kết hợp các thành phần trên sẽ giúp đem lại hiệu quả toàn diện cho người bệnh vảy nến: Giảm triệu chứng ngứa, đỏ; Ức chế miễn dịch giúp hỗ trợ điều trị căn nguyên gây ra bệnh; Hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng, nhiễm nấm da đầu.

Phòng ngừa và kiểm soát vảy nến da đầu như thế nào?

Vảy nến da đầu nguyên nhân do rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng ngừa và kiểm soát các đợt bùng phát vảy nến da đầu, như:

  • Lựa chọn các loại dầu gội hạn chế kích ứng. Nếu bạn đang mắc vảy nến da đầu để hạn chế các đợt bùng phát có thể dùng gội dành riêng cho người mắc vảy nến da đầu.
  • Tránh thời tiết khô, lạnh: Đối với nhiều người bệnh, thời tiết khô lạnh khiến triệu chứng bệnh vảy nến trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm khi không khí trong nhà khô.
  • Một số thuốc như Lithium, Propanolol hay Quinidine đều có thể là nguyên nhân dẫn tới các đợt bùng phát vảy nến. Do đó bạn cần thận trọng khi sử dụng.
  • Đội mũ khi đi ra ngoài đường để giảm nguy cơ tổn thương da đầu do tia cực tím.
  • Quản lý căng thẳng: Nhiều nghiên cứu chứng minh có mối quan hệ giữa căng thẳng và các đợt bùng phát vảy nến. Do đó, hay cố gắng kiểm soát căng thẳng bằng cách làm các hoạt động yêu thích, thiền, tập yoga, cố gắng tập trung,...
  • Tập luyện thể dục thể thao, ăn uống đúng cách và duy trì cân nặng hợp lý.

Vảy nến da đầu sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm nếu bạn được điều trị đúng cách như sử dụng thuốc, sinh hoạt điều độ và kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa cao sói rừng. 

Bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc tất cả những thông tin cần thiết về bệnh vảy nến da đầu để bạn hiểu đúng, hiểu rõ về bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh vảy nến da đầu hay sản phẩm thảo dược có thành phần từ cao sói rừng, vui lòng để lại câu hỏi hoặc thông tin liên hệ dưới phần bình luận. 

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/prevent-flare-ups 

https://www.healthline.com/health/scalp-psoriasis#treatment 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5766646/