Vảy nến ở đầu là tình trạng tổn thương da đầu khá phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Vậy, khi bị vảy nến cần lưu ý điều gì để cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát? Mời bạn tìm hiểu ngay thông tin sau đây để có lời giải đáp cụ thể!

Vảy nến ở đầu là bệnh gì?

Vảy nến ở đầu là một trong những tình trạng tổn thương trên da đầu phổ biến nhất hiện nay. Thống kê từ năm 2016 cho thấy, tỷ lệ gặp phải tình trạng này lên tới 80% trong tổng số trường hợp bị vảy nến.

Các triệu chứng thường xuất hiện với những đốm da đỏ, đóng vảy phía trên, khiến người mắc cảm thấy rất ngứa ngáy. Khi cào gãi, vảy bong ra khiến nhiều người lầm tưởng là gàu nên dễ bỏ qua. Nếu không điều trị sớm, những mảng tổn thương này có thể lan rộng khắp đầu, xuống trán, ra sau gáy và xuất hiện ở nhiều vùng khác trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh không có khả năng lây truyền từ người sang người nên bạn không cần quá lo lắng nếu chẳng may có bạn bè, đồng nghiệp hay người thân gặp phải tình trạng này.

images (1).jpg

Bệnh vảy nến ở đầu 

Người bị vảy nến ở đầu cần lưu ý điều gì?

Để cải thiện nhanh tình trạng vảy nến ở đầu, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, bạn cũng cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, vừa giúp rút ngắn thời gian điều trị, vừa nâng cao sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

Vậy, người bị vảy nến ở đầu nên làm gì?

- Dưỡng ẩm da đầu đúng cách: Chính tình trạng khô nứt ở những vùng tổn thương lại càng khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, hãy tìm loại kem dưỡng phù hợp và tránh những sản phẩm có hương liệu hóa học vì rất dễ gây kích ứng làn da.

- Chọn loại dầu gội đặc trị: Đây là cách khá đơn giản giúp làm dịu da đầu, đồng thời cải thiện tình trạng bong tróc vảy hiệu quả. Bạn hãy lựa chọn chế phẩm chứa: Acid salicylic, dẫn chất nhựa than, clobetasol propionate,... là những hoạt chất có khả năng sát khuẩn, chống viêm, làm giảm sự phát triển quá mức của các tế bào da. Tuy nhiên, mỗi thành phần lại có những tác dụng phụ khác nhau nên bạn cần tuân thủ đúng chỉ định khi sử dụng.

- Dinh dưỡng hợp lý: Trong thực phẩm hàng ngày chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt rất nhiều dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm, nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Chẳng hạn vitamin A, D, E, C, omega-3,... từ sò, nấm, đu đủ, bông cải xanh, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt,... Tích cực bổ sung những thực phẩm trên trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bệnh vảy nến ở đầu được cải thiện đáng kể. Cùng với đó, đừng quên uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho da từ bên trong, rất có ích cho việc điều trị bệnh.

- Tập luyện thường xuyên: Phương pháp này vừa giúp bạn giải tỏa căng thẳng lại tăng cường sức khỏe toàn diện, từ đó sẽ khắc phục tình trạng vảy nến ở đầu nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn có thể kết hợp nhiều bộ môn như: Chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thiền,...

Những điều cần tránh khi bị vảy nến ở đầu

- Tránh cào gãi nhiều gây trầy xước da, dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát.

- Không nên tắm, gội bằng nước quá nóng vì sẽ làm da mất nước, khô nứt nhiều hơn.

- Hạn chế ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, cay nóng hay những thực phẩm dễ gây kích ứng cơ thể như: Tôm, cua, nhộng tằm,... Rượu, bia, cà phê, thuốc lá cũng là tác nhân có thể kích hoạt bệnh vảy nến cần tránh xa.