Vảy nến là một bệnh tự miễn mạn tính rất khó điều trị dứt điểm. Ngoài những phương pháp điều trị tại chỗ, người bị vảy nến cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý nhằm giúp cải thiện triệu chứng và giảm tái phát hiệu quả. Có nhiều thông tin cho rằng chế độ ăn không gluten rất tốt cho bệnh nhân vảy nến. Thực hư vấn đề này ra sao? Mời bạn theo dõi chi tiết trong bài viết!

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là bệnh tự miễn ngoài da mạn tính, ảnh hưởng đến hơn 2% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người bệnh. Cơ chế hình thành bệnh là do hệ miễn dịch không tấn công và tiêu diệt virus, vi khuẩn như bình thường mà tác động vào các tế bào da, khiến quy trình sống bị rút ngắn hơn tới 10 lần (chỉ 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày). Do đó, gây ra các tổn thương như: Da đỏ, sưng viêm, bong tróc vẩy trắng. Thậm chí, bệnh còn ảnh hưởng đến khớp, móng của người mắc.

Vảy nến có nhiều dạng khác nhau, phân loại theo hình thái hoặc diện tích tổn thương, bao gồm: Vảy nến thể giọt, vảy nến thể mảng, thể mụn mủ, đỏ da toàn thân và đảo ngược.

Nguyên nhân xuất hiện vảy nến vẫn chưa được làm sáng tỏ, tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, sự suy yếu của hệ miễn dịch, gen di truyền và các yếu tố từ môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh này, cụ thể:

- Hệ miễn dịch suy yếu, dẫn tới việc tấn công nhầm các tế bào da.

- Nếu có người thân bị vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh này của các thành viên khác cũng cao hơn.

- Da bị chấn thương do tai nạn, trầy xước, xăm hình...

- Căng thẳng kéo dài.

- Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ phát triển vảy nến như: Thuốc chống sốt rét, điều trị rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhịp tim,…

- Hút thuốc lá, uống nhiều bia, rượu.

Người bị vảy nến có nên thực hiện chế độ ăn không gluten?

Gluten là một hỗn hợp có chứa 2 loại protein gliadin và glutenin. Gluten có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch hoặc các chất phụ gia của kem hay đồ hộp.

Chế độ ăn kiêng không có gluten sẽ giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh celiac, cải thiện sức khỏe, duy trì cân nặng phù hợp và tăng năng lượng. Vậy chế độ ăn này có thích hợp với người bị vảy nến hay không?

Một nghiên cứu năm 2001 đã chứng minh tác động của chế độ ăn không gluten ở 33 người mắc bệnh vảy nến. Sau 3 tháng áp dụng chế độ ăn không có gluten, 73% trong tổng số những đối tượng trên đã cải thiện được một phần triệu chứng của vảy nến.

Hơn thế, bệnh nhân vảy nến sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh celiac (hội chứng chuyển hóa gluten), khi đó, nếu tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten thì cơ thể sẽ gặp các biểu hiện như mệt mỏi, thiếu máu và nhiều triệu chứng khác. Cụ thể, trong một nghiên cứu vào năm 2015 có sự tham gia của 218 bệnh nhân vảy nến và 264 người không mắc bệnh này, thì có tới 4,1% người bị bệnh celiac là bệnh nhân vảy nến và chỉ 1% người không bị bệnh vảy nến mắc bệnh này.

Các chuyên gia cũng ước tính rằng khoảng 25% người bị bệnh vảy nến nhạy cảm với gluten. Điều này có thể được xác định bằng sự hiện diện của các chất trong máu gọi là kháng thể chống gliadin (AGA) và kháng nội tiết (AEA). Thống kê này dựa trên các thí nghiệm tiêu biểu như:

- Trong một nghiên cứu của Thụy Điển so sánh 302 bệnh nhân vảy nến với những người không mắc bệnh thì mức độ AGA tăng ở 8% người bị vảy nến, trong khi chỉ 3% ở nhóm còn lại.

- Một nghiên cứu của Ba Lan cho thấy AGA tăng cao ở 15% đối tượng bị vảy nến nặng, so với 6% trong nhóm không mắc bệnh.

Mặc dù những nghiên cứu này chưa đủ để kết luận mối quan hệ giữa gluten với bệnh vảy nến. Tuy nhiên, người bị vảy nến vẫn nên thực hiện chế độ ăn không gluten này. Cụ thể, theo chế độ ăn kiêng gluten, người bị vảy nến nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau: 

– Thức ăn chứa nhiều protein: Các loại cá ngừ, cá hồi, tôm, cua…

– Trái cây và rau quả như: Cải xoăn, cà rốt, bông cải, táo, bơ chuối lê, khoai lang, khoai tây, …

– Các loại cây họ đậu như: Đậu phộng, đậu lăng, đậu đỏ…

– Ngũ cốc như: Gạo, ngô, diêm mạch, kê, cao lương, bột năng,…

benh-vay-nen-nen-an-gi3-16680670844431731167028 (1).jpg

Cá hồi rất tốt cho người bệnh vẩy nến 

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Ngoài thực hiện chế độ ăn không gluten, người bị vảy nến cũng nên hạn chế những thực phẩm sau:

Thịt: Trong thịt còn chứa chất arachidon trực tiếp gây phản ứng viêm tấy và ngứa ngáy. Do đó, người bị vảy nến cần tránh dùng thịt, thay vào đó, hãy sử dụng cá, ngũ cốc nhằm bù đắp lượng protein thiếu hụt cho cơ thể.

Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa có thể làm triệu chứng bệnh vảy nến trầm trọng hơn. Do đó, cần hạn chế dùng sữa, sữa chua, phô mai, kem... 

Đồ ngọt: Khi bị bệnh vảy nến, cần hạn chế dùng thực phẩm ngọt như bánh, kẹo, mật ong, nước ngọt có ga, nước ép trái cây đóng chai… Những loại thực phẩm này dễ gây áp lực cho cơ thể, làm các triệu chứng bệnh diễn tiến  nặng nề hơn. 

Thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị: Để hạn chế cảm giác khó chịu, ngứa ngáy khi bị vảy nến, bạn không nên dùng thực phẩm được tẩm ướp nhiều gia vị cay, nóng (ớt, tiêu…), trà đậm, thực phẩm lên men… Những thực phẩm này đều dễ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan và gây khó khăn trong quá trình điều trị vảy nến.

Thực phẩm chiên, rán: Bệnh vảy nến tiến triển theo từng đợt, có thể tái đi tái lại, thậm chí kéo dài suốt đời. Do đó, nên tránh dùng thực phẩm chiên, rán vì chúng chứa nhiều gốc tự do trực tiếp, làm bệnh tái phát nhanh chóng.