Thảo dược từ xa xưa đã được sử dụng để điều trị các bệnh tự miễn rất hiệu quả, đặc biệt là cây sói rừng, thổ phục linh, nhàu, nhũ hương, bạch thược.

Các thảo dược khiến vẩy nến SỢ KHIẾP VÍA

Vẩy nến là bệnh tự miễn mạn tính, hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp can thiệp vào bệnh chỉ mới dừng lại ở việc kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và phòng bệnh tái phát.

Trong dân gian vẫn lưu truyền các bài thuốc từ các loài thảo dược, giúp điều trị vẩy nến hiệu quả mà rất an toàn, lành tính. Dưới đây là các loại thảo dược đó:

Sói rừng: Đây là loại thảo dược rất giàu dược tính, có vị đắng, cay, tính hơi ấm, được cha ông ta sử dụng để chữa các vết thương, chấn thương bởi tác dụng hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng để điều trị tổn thương do ngã, thấp khớp, gãy xương. Điều đặc biệt, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn, đặc biệt là hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến.

Soi-rung-giup-dieu-hoa-mien-dich-cai-thien-viem-da-co-dia-o-mat.webp

Sói rừng hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến 

Hoàng bá: Thảo dược này có chất hóa thực vật, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm nên được sử dụng điều trị vẩy nến rất tốt. Tinh chất cao hoàng bá giúp tiêu viêm, giảm sưng cho làn da bị tổn thương do vẩy nến.

Thổ phục linh: Thảo dược này có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt,... thường được cha ông ta sử dụng để điều trị các bệnh có gây viêm, giải độc và có thể hỗ trợ điều trị ung thư rất hiệu quả.

Nhũ hương: Có tác dụng hoạt huyết giảm đau, điều trị hiệu quả chấn thương do té, nhiễm trùng. Ngoài ra, nhũ hương còn trị rất tốt các chứng mụn nhọt, giúp tiêu viêm, làm lành vết thương, se mặt mụn rất hiệu quả.

Nhàu: Đây là một vị thuốc bổ cho cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, vẩy nến.

Bạch thược: Thảo dược này nổi tiếng với tác dụng giảm đau, tiêu viêm, làm mát. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bạch thược còn các tác dụng kháng khuẩn, rất phù hợp với bệnh nhân vẩy nến.

Các thảo dược này thường được sử dụng bằng cách nấu nước lá tắm khi cây còn tươi hoặc đã được phơi khô. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được bằng phương pháp này không cao. Vậy có cách nào tận dụng được nguồn dược liệu quý giá này và đem lại hiệu quả điều trị vẩy nến tốt nhất?