Viêm khớp vảy nến được coi là một biến chứng tương đối nguy hiểm của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời thì bạn chỉ cần thực hiện các biện pháp không dùng thuốc vô cùng đơn giản mà đem lại hiệu quả rất tốt. Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây để có được những thông tin hữu ích nhé!
Thế nào là tình trạng viêm khớp vảy nến?
Viêm khớp vảy nến là dạng viêm khớp ảnh hưởng đến một số người bị bệnh vảy nến. Các biểu hiện như: Da bong tróc, đóng vảy bạc, ngứa ngáy,… thường xuất hiện trước. Nếu để tình trạng tiến triển nặng có thể gây biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến khớp tay, chân và cột sống, biểu hiện thường gặp là cứng khớp vào sáng sớm. Trong cả bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến, các đợt bùng phát có thể xen kẽ với thời gian thuyên giảm.
Nguyên nhân gây nên viêm khớp vảy nến
Trên thực tế, chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ ra rằng, tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, tấn công nhầm các tế bào và mô biểu bì khỏe mạnh, cùng với đó là phản ứng miễn dịch bất thường gây viêm trong các khớp.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh viêm khớp vảy nến, cụ thể:
- Chấn thương da: Vết trầy xước, viêm da,... đều có thể kích thích bệnh viêm khớp vảy nến bùng phát.
- Nhiễm khuẩn: Thường gặp nhất là bệnh do liên cầu. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn có thể gây bệnh viêm khớp vảy nến, vảy nến thể giọt hay thể mảng,...
- Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu, bia đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp vảy nến ở nam giới.
- Tác dụng phụ của một số thuốc: Điển hình như thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm,... khi sử dụng trong thời gian dài có thể kích hoạt bệnh vảy nến phát triển.
- Suy giảm miễn dịch (trong các bệnh HIV/AIDS,...) cũng là yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh vảy nến.
Tổn thương trên da kích hoạt viêm khớp vảy nến bùng phát
Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp vảy nến không dùng thuốc
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp giảm nhẹ triệu chứng viêm khớp vảy nến và không nhất thiết phải là thuốc. Những cách dưới đây sẽ phát huy hiệu quả nếu kiên trì thực hiện kể cả khi không còn các biểu hiện cấp.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Các loại thảo dược đã được nghiên cứu có hiệu quả tốt với tình trạng viêm khớp vảy nến và cả bệnh vảy nến, bao gồm:
- Nha đam.
- Giấm táo.
- Capsaicin trong ớt.
- Muối biển.
- Yến mạch.
- Nghệ...
Chế độ ăn uống khoa học
Một số người cho rằng, chế độ ăn kiêng nhất định, chẳng hạn như chỉ ăn thực phẩm không chứa gluten sẽ giúp giảm viêm. Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến có thể trở nên tốt hơn nếu tuân theo chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Điều quan trọng là bạn nên giữ cân nặng lý tưởng, tránh thừa cân, béo phì để giúp giảm áp lực lên hệ thống xương khớp, đồng thời giảm đau khớp, cải thiện tình trạng sưng viêm và hạn chế mệt mỏi.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp ngăn ngừa được bệnh lý tim mạch (biến chứng trên tim có nguy cơ xuất hiện rất cao khi mắc phải viêm khớp vảy nến).
Thể dục thường xuyên
Cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng viêm khớp vảy nến là luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, bơi lội, yoga, dưỡng sinh, thiền,... Chuyển động có thể giúp giảm đau, ngăn ngừa cứng khớp, đồng thời làm dịu căng thẳng và khiến bạn thư giãn hơn. Bạn cũng nên thực hiện các bài tập để tăng cường cơ bắp nhằm hỗ trợ cho hoạt động của khớp.
Vật lý trị liệu
Massage có thể làm mềm cơ bắp, giảm đau, giảm cứng khớp và thư giãn các khớp.
Châm cứu hay bấm huyệt cũng có thể làm dịu đi cơn đau do viêm khớp vảy nến. Trong châm cứu, các chuyên gia sẽ dùng những chiếc kim nhỏ, mỏng châm vào những huyệt cụ thể liên quan đến cơn đau. Còn đối với bấm huyệt, họ dùng ngón tay ấn mạnh vào các vị trí giúp khí huyết lưu thông.
Vật lý trị liệu giúp cải thiện viêm khớp vảy nến
Phương pháp dùng nhiệt
Dùng nhiệt ấm hoặc lạnh xung quanh các khớp có thể giúp giảm đau tạm thời.
- Nhiệt ấm: Giúp thư giãn các cơ bắp và giảm đau nhức, cứng khớp bằng cách sử dụng khăn ấm, túi chườm nóng, tắm nước ấm,...
- Liệu pháp lạnh có thể làm giảm sưng và đau. Bạn có thể sử dụng một túi chườm lạnh hoặc dùng một chiếc khăn mềm có bọc đá ở trong và đặt lên vùng khớp viêm.
Loại bỏ căng thẳng
Lo âu, căng thẳng, trầm cảm,... có thể làm cho các triệu chứng viêm khớp vảy nến tồi tệ hơn. Có thể áp dụng một số cách sau: Đọc sách, nghe nhạc giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng tốt hơn; Thiền sẽ làm cho bạn cảm thấy bình tĩnh và tỉnh táo; Tập hít thở sâu, rèn luyện các tư thế yoga hay dưỡng sinh cũng là những bài tập rất tốt cho người bị viêm khớp vảy nến.