Phương pháp kiểm soát vẩy nến bằng thảo dược

Vào lúc 14h30 ngày 24/10/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề: “Phương pháp kiểm soát vẩy nến bằng thảo dược” với sự tham gia của PGS.TS Phạm Văn Hiển- Nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ TẠI ĐÂY.

Vẩy nến là một bệnh có cơ chế tự miễn, tức là tình trạng hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể tự sinh và tấn công vào các tế bào của chính cơ thể mình. Yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể do di truyền, yếu tố stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, tác dụng phụ của thuốc tây y... Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc vẩy nến chiếm khoảng 5-7% tổng số bệnh nhân đến khám tại các phòng khám da liễu. 

pgs-pham-van-hien (1).png

PGS.TS Phạm Văn Hiển- Chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Da liễu

Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, kích thước từ vài cm đến hàng chục cm (vẩy nến mảng) hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, hơi gồ lên mặt da kích thước chừng vài mm, khá đồng đều (vẩy nến giọt). Khi bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, những vị trí này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gẫy. Bệnh cũng có thể làm cho da ở toàn thân bị đỏ, căng không hồi phục (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Vẩy nến ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sinh hoạt, thẩm mỹ, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng.

Về điều trị, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như methotrexat, cyclosporin...; các thuốc bôi ngoài da như acid salicylic, kẽm, vitamin D3... Tuy nhiên, các thuốc trong điều trị vẩy nến thường gây ra các tác dụng phụ như: teo cơ, tổn thương gan, thận, máu, ung thư da...

Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu về phương pháp điều trị cũng như ngăn ngừa biến chứng do vẩy nến nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, bệnh nhân thường gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị trong thời gian dài. Đặc biệt, đối với các trường hợp phát hiện muộn, việc đẩy lùi vẩy nến càng khó khăn hơn.

Vì vậy, vấn đề cấp bách là cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về căn bệnh này. Các chuyên gia khuyến cáo, việc chẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách sẽ giúp giảm thiểu đáng kể triệu chứng, ngăn chặn vẩy nến tái phát. Bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp nhằm giúp giảm triệu chứng như: ngâm vùng da bị bệnh trong nước ấm từ 10 - 15 phút, bôi một số thuốc dạng kem dưỡng ẩm, bong vẩy lên vùng da bị bệnh...

Bên cạnh đó, hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân vẩy nến tin tưởng lựa chọn là sử dụng các sản phẩm thảo dược, hiệu quả bền vững. Ưu điểm của các sản phẩm nguồn gốc thảo dược là có thể tác động vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh vẩy nến, giúp tăng cường thông tin giữa các tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, từ đó phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tái phát mà không gây tác dụng phụ kể cả khi sử dụng lâu dài.

Ngay bây giờ, để được chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc về phương pháp kiểm soát vẩy nến an toàn bằng thảo dược, quý vị có thể tham gia chương trình giao lưu trực tuyến hoặc đặt câu hỏi tại website www.tuvansuckhoe24h.com.vn.