Trẻ em bị vẩy nến hiện nay không quá hiếm gặp. Tuy nhiên, theo một thống kê mới đây, trẻ bị vẩy nến có nguy cơ cao bị tăng cân, béo phì. Tìm hiểu ngay!
Trẻ em bị vẩy nến thường có nguy cơ thừa cân, béo phì. Tại sao?
Theo một nghiên cứu ở trẻ em từ chín quốc gia, trẻ em bị bệnh vẩy nến có khả năng bị thừa cân hoặc béo phì gấp đôi so với trẻ em không có vấn đề về da.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người mắc vẩy nến có nguy cơ cao gấp bốn lần khả năng bị béo phì so với người khác, tiến sĩ Amy Paller, giáo sư tại Khoa Da liễu Đại học Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Trẻ em Mỹ bị bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ bị béo phì gấp 7 lần so với những trẻ khác. "Bệnh vẩy nến ở trẻ em giống như là một đứa bé mồ côi", Paller nói. "Nó rất ít khi được nghiên cứu". Cô quyết định nghiên cứu để có cái nhìn chính xác hơn, đặc biệt là bởi vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người lớn bị bệnh vẩy nến thường thừa cân.
Bệnh vẩy nến được đánh dấu bằng tổn thương da màu đỏ, thường ngứa và có vẩy. Chúng có thể thường xuất hiện ở một số khu vực, như da đầu và khuỷu tay hoặc bao phủ phần lớn cơ thể.
Vẩy nến ở trẻ em
Tiến sĩ Amy Paller đã đánh giá 614 trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Trong số đó, 409 trẻ bị vẩy nến và 205 trẻ không bị bệnh và thuộc nhóm đối chứng. Trong số những đứa trẻ mắc bệnh vẩy nến, khoảng một nửa có dạng nhẹ và nửa còn lại nghiêm trọng.
Khoảng 30% trẻ em bị bệnh vẩy nến có một thành viên trong gia đình bị béo phì, thừa cân. Các chuyên gia cho biết rằng, di truyền đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tình trạng này.
Những phát hiện này không làm Paller ngạc nhiên. "Chúng tôi nhận thấy rằng, như chúng tôi đã nghi ngờ, chỉ số khối cơ thể của nhóm trẻ em bị bệnh vẩy nến nói chung là cao hơn nhiều", cô nói, chỉ số khối cơ thể (BMI) là một phép đo lượng mỡ cơ thể thông qua chiều cao và cân nặng. Ngay cả những đứa trẻ bị bệnh vẩy nến thể nhẹ cũng có nhiều khả năng bị thừa cân.
"Suy đoán của tôi về mối liên hệ giữa cân nặng và bệnh vẩy nến nằm ở vấn đề chuyển hóa”, cô nói. Các chuyên gia biết rằng, việc sản xuất quá mức trong cơ thể của các chất được gọi là cytokine gây viêm có liên quan đến cả bệnh béo phì và bệnh vẩy nến ở người lớn. Vì vậy, tình trạng viêm có thể gây ra cả 2 bệnh lý trên, Paller nói.
Những phát hiện mới của nghiên cứu cho thấy, các bác sĩ da liễu cần phải có cách tiếp cận tổng thể hơn khi điều trị cho trẻ bị bệnh vẩy nến, Paller cho biết. "Bạn không thể chỉ tiếp cận và điều trị cho họ bằng các loại thuốc có hệ thống hoặc bôi tại chỗ", cô nói. Các bác sĩ phải chú ý đến vấn đề về cân nặng, cô nói thêm.
Đối với các bậc cha mẹ, lời khuyên tốt nhất là tìm kiếm sự chăm sóc của bác sĩ. Tiến sĩ Lawrence Green, Chủ tịch ủy ban nghiên cứu của Quỹ Bệnh vẩy nến Quốc gia Mỹ, cho biết. "Cho dù con bạn béo phì, có bệnh vẩy nến hoặc cả hai, hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ của bạn để được tư vấn cân nặng hoặc bác sĩ da liễu của bạn để được giúp đỡ trong điều trị bệnh vẩy nến vì cả hai bệnh này có thể dẫn đến bệnh tim và các bệnh khác trong tương lai”.