Vẩy nến là một bệnh mạn tính ngoài da do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, gây ra các thương tổn chủ yếu ở da, đôi khi ở cả móng và khớp. Ở da bệnh gây ra các đám thương tổn màu hồng, phủ bên trên là các đám mảng màu trắng xếp lớp, dễ bong, dễ cạo ra như sáp nến. Ở móng, bệnh khiến cho móng tay, chân trở nên giòn, xù xì, dễ gãy.
Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…
Biểu hiện của bệnh vảy nến móng
Đây là một thể bệnh vảy nến thường gặp. Có đến 78% bệnh nhân bị vẩy nến từng bị vảy nến móng. Móng tay, móng chân bệnh nhân sẽ bị lõm móng bất thường , có những mảng màu hồng trên móng và làm bong móng (nghĩa là móng bị tách ra khỏi nền móng) với đường viền đỏ ở cả móng tay và móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, giòn, dễ mủn gãy thậm chí nhiều người bị ăn mòn, rụng hết cả móng.
Hình ảnh nấm móng tay
Cách điều trị bênh vảy nến ở móng
Tuy y học đã phát triển, hiện nay có rất nhiều loại thuốc được áp dụng trong điều trị vảy nến, song chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nên dễ gây tâm lý chán nản, bi quan cho bệnh nhân. Không những thế, nhiều loại thuốc còn có các tác dụng phụ tai hại.
Thuốc điều trị tại chỗ: Dùng các loại thuốc có tác dụng lột sừng, tiêu sừng như acid salicylic, AHA, dẫn xuất của retinoid, ure, hắc ín, dầu cade… Thuốc bôi có chứa corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đỏ, nhưng khi ngừng thuốc thì bệnh rất dễ tái phát và có thể nặng hơn, vì vậy nên hạn chế dùng.
Khi vảy nến ở móng gây thương tổn móng tay và móng chân khiến chúng bị sần sùi, lỗ rỗ và xung quanh có mủ…Bệnh nhân nên dùng điều trị một số thuốc bong vẩy. Riêng đối với móng chân, người bệnh nên dùng dibrosalic và băng bịt lại ở móng sau khi bôi để làm móng giảm dần độ dày. Thuốc toàn thân nên dùng như biotin, bepanthen vì đây là thuốc kích thích móng mọc ra, cải thiện móng.