Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng.

Triệu chứng bệnh vẩy nến

Thương tổn ngoài da của vẩy nến tương đối đơn dạng nhưng có thể biến đổi tùy theo vị trí, tùy theo từng thể bệnh, mức độ bệnh  
Đại đa số trường hợp thương tổn bắt đầu xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân. Tổn thương có thể khu trú, lan tỏa hoặc rải rác nhiều nơi hoặc toàn thân nhưng thường có tính chất đối xứng. Đáng chú ý là vị trí thương tổn vẩy nến nhiều khi ăn khớp với vị trí da đầu.
Tỷ lệ vị trí phát bệnh đầu tiên như sau: da đầu: 50, bụng: 6, mặt: 4 cẳng chân: 4, giữa 2 bả vai: 3, khuỷu tay: 3, đầu gối: 2, không rõ: 5. Như vậy, vẩy nến thường hay xuất hiện đầu tiên trên da đầu.
Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm:
- Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.
- Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu.

images (1).jpg

Hình ảnh vẩy nến da đầu   
 

- Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.

Vẩy nến là một bệnh da mạn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh rất thường gặp, chiếm 2-3% dân số thế giới. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Do vậy, việc sử dụng thuốc thường kéo dài kết hợp các biện pháp chăm sóc da sẽ giúp kiểm soát vẩy nến tốt nhất.