Vảy nến ở mặt là bệnh lý chiếm tỷ lệ không nhỏ, không chỉ làm tổn thương da mà tình trạng này còn gây mất thẩm mỹ, khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh là gì? Cách khắc phục hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở mặt

Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó có mặt. Bởi vậy, vảy nến ở mặt cũng xuất hiện các triệu chứng bong tróc da, ngứa ngáy, tấy đỏ như ở chân, tay,... Tuy nhiên, bệnh có một số điểm đặc trưng, tùy thuộc vào vị trí trên mặt bị ảnh hưởng. Cụ thể:

- Vùng mắt: Mí mắt bị sưng, viêm, bề mặt tổn thương xuất hiện vảy trắng, có khi bao phủ cả vùng này. Nếu không được điều trị trong thời gian dài, mí mắt có thể bị viêm, khó đóng - mở, ảnh hưởng đến khả năng quan sát.

- Vị trí tai: Vảy da có thể tích tụ, bong tróc, làm chặn ống tai, gây nghe khó. Tuy nhiên, rất hiếm khi tình trạng này ảnh hưởng đến bên trong tai.

- Khu vực miệng: Vảy nến đôi khi xuất hiện phía trong hay xung quanh miệng, ở nướu, lưỡi, niêm mạc má, trên môi với lớp vảy màu trắng hoặc xám.

- Bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng trên trán hay khu vực đường viền tóc.

Vảy nến ở mặt gây mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại ngùng, mặc cảm khi giao tiếp với những người xung quanh.

vay-nen-da-mat-5 (1).jpg

Dấu hiệu nhận biết vẩy nến ở mặt 

Cách khắc phục tình trạng vảy nến ở mặt

Các phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến ở mặt hiện nay tập trung vào việc cải thiện nhanh chóng triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương nặng trên da lan rộng ra những vị trí khác trên cơ thể. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:

Quang hóa trị liệu

Phương pháp này được đánh giá là khá hiệu quả và an toàn cho người bị vảy nến ở mặt. Bạn sẽ được chiếu trực tiếp các chùm tia UV vào vùng da tổn thương, giúp kháng viêm, cải thiện tình trạng bong tróc da, đồng thời còn có khả năng kích thích da tổng hợp vitamin B, từ đó ổn định hoạt động của hệ thống miễn dịch và khắc phục các tổn thương nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải một số phản ứng như: Phồng rộp, bỏng da, có nguy cơ ung thư da.

Sử dụng thuốc

Bạn có thể sử dụng kết hợp chế phẩm bôi ngoài da giúp làm bong sừng, bạt vảy, dưỡng ẩm, làm dịu tổn thương với thuốc uống có tác dụng toàn thân nhằm ngăn chặn kịp thời viêm nhiễm có thể lan rộng. 

Các hoạt chất thường được sử dụng trong thuốc dùng ngoài da như: Vitamin D tổng hợp, retinoid, nhựa than, axit salicylic,... Còn các thành phần trong thuốc uống là: Methotrexate, tazarotene, cyclosporine,...

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

- Bảo vệ da mặt không bị trầy xước, tránh ánh nắng trực tiếp.

- Dưỡng ẩm thường xuyên, làm sạch da nhẹ nhàng.

- Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều omega-3 như: Cá hồi, cá ngừ, ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá, hạn chế ăn thịt đỏ,…

- Tăng cường vận động, tập luyện ít nhất 30 phút/ngày để nâng cao sức đề kháng cũng như sức khỏe toàn diện.

- Kiểm soát căng thẳng, lo âu, nghỉ ngơi hợp lý.