Vẩy nến là bệnh tự miễn có tổn thương ngoài da khiến người bệnh khó chịu do ngứa ngáy, mất thẩm mỹ và thường xuyên tái phát. Vậy làm thế nào chấm dứt tình trạng này?

Tại sao vẩy nến lại “đáng ghét”?

Vẩy nến là bệnh tự miễn ngoài da với biểu hiện đặc trưng nhất là các vùng da đỏ rát có vẩy trắng. Nếu cạo lớp vẩy đó thì da xuất hiện màu hồng như sáp nến. Vẩy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ, ngứa rát, thậm chí đau đớn mà còn làm người bệnh tổn thương về tinh thần như tự ti, ngại giao tiếp, trầm cảm.

Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm và chữa khỏi hoàn toàn vẩy nến mà chỉ có các liệu pháp kiểm soát sự trầm trọng bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh khởi phát. Điều này đồng nghĩa, nếu đã bị vẩy nến, người bệnh xác định sống với nó cả đời.

Nguyên nhân của vẩy nến do các nguyên nhân sau: di truyền, suy giảm hệ miễn dịch, môi trường sống ô nhiễm, chấn thương, vi khuẩn, virus... Tránh xa được các nguyên nhân này thì bệnh vẩy nến sẽ không có cơ hội khởi phát.

Dù không thể chữa khỏi nhưng nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị thì bệnh sẽ “chẳng còn đường quay lại”.

Chế độ ăn uống khoa học kiểm soát vẩy nến

Ăn uống vô độ, không kiểm soát cũng là nguyên nhân khiến bệnh vẩy nến tái phát với mức độ trầm trọng hơn. Bạn hãy chú ý các điều sau:

- Hạn chế hoặc bỏ uống rượu: Rượu khiến mạch máu của bạn giãn ra, giúp tế bào bạch cầu, bao gồm tế bào T có thể lẻn vào lớp da ngoài của bạn dễ dàng hơn. Các triệu chứng vẩy nến của bạn có thể xấu đi ngay khi bạn chỉ uống một chút rượu.

- Hạn chế hoặc bỏ hẳn thức ăn vặt: Trong loại đồ ăn này có nhiều chất béo no, tinh bột và đường. Các chất này khiến tình trạng viêm nặng nề hơn.

-  Thịt đỏ: Gồm thịt bò, thịt ngựa... khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn và làm cho bệnh vẩy nến khó kiểm soát hơn.

-  Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Cũng như thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa cũng chứa acid arachidonic gây viêm. Sữa bò và lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều acid arachidonic làm viêm nhiễm nặng nề hơn. Vì vậy, hãy bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày để bệnh vẩy nến được kiểm soát dễ dàng.

- Hạn chế các sản phẩm chứa gluten: Protein này được tìm thấy trong một số loại ngũ cốc như yến mạch đen, lúa mì, lúa mạch. Gluten có thể khiến bệnh vẩy nến nặng hơn nên bạn cần hạn chế thực phẩm từ các loại ngũ cốc trên như bánh mỳ, sữa lúa mạch...

- Hạn chế ăn các loại gia vị như giấm, ớt, sốt cà chua, quế... Những gia vị này nằm trong danh sách những chất gây viêm nặng hơn ở bệnh nhân vẩy nến.

- Người bệnh vẩy nến nên ăn: Cá biển chứa nhiều Omega-3, vừng đen, rau quả chứa beta-caroten, bông cải xanh, nghêu sò,... để tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh vẩy nến.

1.jpg

Bệnh vẩy nến nên ăn rau quả chứa beta-caroten, hạn chế thịt đỏ 

Tập thể thao nâng cao sức khỏe, điều trị vẩy nến hiệu quả

Theo các chuyên gia y tế thì tập thể dục với cường độ mạnh trong ba giờ một tuần sẽ giúp giảm 25 - 30% nguy cơ bị bệnh vẩy nến.

Vẩy nến là bệnh tự miễn liên quan đến hệ thống miễn dịch nên tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ tăng cường sự miễn dịch cho cơ thể, tránh các bệnh, đặc biệt là vẩy nến tái phát.