Vảy nến móng tay là sự thay đổi màu, gãy vụn, xuất hiện các vết rỗ trên móng,.... Các triệu chứng của bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người mắc. Vảy nến móng tay không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể giảm triệu chứng. Vậy vảy nến móng tay là gì, bệnh có những biểu hiện gì và cách chữa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến móng tay là gì?

Bệnh vảy nến móng tay là bệnh da liễu mạn tính, do hệ thống miễn dịch rối loạn. Thông thường các tế bào da được sinh ra sau mỗi 28-30 ngày. Khi mắc bệnh vảy nến móng tay, do hệ miễn dịch rối loạn, các tế bào da sẽ sinh sản nhanh chóng từ 3-4 ngày một lần, gây tích tụ da trên móng, khiến móng tay vỡ vụn, đổi màu móng, thậm chí có thể tích tụ máu dưới móng tay.

Bệnh vảy nến móng tay thường đi kèm với các bệnh lý về da khác như:. Điều này được giải thích bởi móng tay là một phần của da, chúng phát triển từ gốc móng tay, nằm dưới lớp biểu bì da. 

Triệu chứng bệnh vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay rất dễ được nhận ra với các biểu hiện bên ngoài của nó như:

  • Trên móng tay hình thành các vết rỗ, vết lõm hoặc lỗ: Móng tay được tạo nên từ các tế bào sừng, khi bị bệnh vảy nến sẽ làm cho móng tay mất đi các tế bào và làm hình thành các vết rỗ hoặc lỗ mà mắt thường có thể trông thấy.
  • Đốm trắng trên móng tay.
  • Các rãnh sâu xuất hiện trên móng.
  • Thay đổi hình dạng hoặc kích thước của móng: Khi các cấu trúc nâng đỡ và nuôi dưỡng móng yếu đi, móng tay có thể bị vỡ vụn.
  • Móng tay dày lên.
  • Móng tay giòn và dễ gãy.
  • Móng tay tách khỏi lớp da bên dưới móng để lại một khoảng trống ở dưới móng tay tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
  • Đổi màu móng, có thể là màu vàng hoặc nâu.

Mỗi người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau ở các mức độ cũng khác nhau.

Bệnh vảy nến móng tay có thể tương tự như bệnh nhiễm trùng do nấm như nấm móng. Một số trường hợp nấm móng sẽ xuất hiện cùng với bệnh vảy nến móng tay do đó gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Việc chẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng bởi phương pháp điều trị của chúng khác biệt nhau. Cần có các chuyên gia có kinh nghiệm và các phương pháp hỗ trợ giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn.

Bieu-hien-benh-vay-nen-mong-tay.webp

Biểu hiện bệnh vảy nến móng tay

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay 

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh vảy nến móng tay, tuy nhiên đã xác định được các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh như:

  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể: Hệ thống miễn dịch rối loạn do đó nhầm lẫn trong việc tấn công vào tế bào lành dẫn đến viêm và theo sau đó là sự tăng cường sinh sản các tế bào sừng ở da, móng và các mô khác.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có từ 1 hoặc 2 thành viên mắc các bệnh về da thì khả năng mắc bệnh vảy nến móng tay sẽ cao hơn.
  • Môi trường ô nhiễm và thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
  • Tâm lý bất ổn, tâm trạng kém và thường xuyên bị căng thẳng, stress.
  • Người có tiền sử mắc bệnh về da trước đó mà chưa kịp phát hiện hoặc chưa được điều trị thích hợp dẫn đến các biến chứng về móng.

Cách chữa vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay có thể gây đau đớn, một số người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và tự ti về vẻ bề ngoài xấu xí của những chiếc móng. Điều trị sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và giúp bệnh mau chóng cải thiện. Một số phương pháp chữa trị có thể dùng như sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu, quang trị liệu,... Cụ thể:

Trị vảy nến móng tay tại nhà 

Một số biện pháp tự nhiên có thể giảm các triệu chứng bệnh vảy nến móng tay được áp dụng tại nhà như:

  • Nghệ: Nghệ có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Hòa tinh bột nghệ với nước để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và bôi lên vùng móng vảy nến. Để yên trong vòng 5 phút sau đó rửa sạch tay.
  • Muối biển chết giúp giảm ngứa và hạn chế kích ứng da. Sử dụng muối biển bằng cách hòa tan trong một bát nước ấm và ngâm móng trong bát khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch và lau khô móng, dưỡng ẩm bằng kem có chứa vitamin D.
  • Lô hội (nha đam): Lô hội có khả năng chữa lành và nuôi dưỡng các mô bị tổn thương giúp phục hồi phần móng bị bệnh và loại bỏ nguy cơ bong móng. Sử dụng lô hội khá đơn giản, lấy gel từ cây lô hội và bôi lên vùng móng bị bệnh, để yên 30 phút trước khi rửa sạch.
  • Cây chàm: Một phương thuốc thảo dược có lợi cho điều trị vảy nến móng tay đó là cây chàm. Trong một nghiên cứu nhỏ cho thấy chiếc xuất từ cây chàm đã cải thiện được độ dày của móng tay. 

Các biện pháp này chưa được chứng minh cụ thể về hiệu quả cải thiện, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Muoi-bien-chet-dieu-tri-benh-vay-nen-mong-tay.webp

Muối biển chết điều trị bệnh vảy nến móng tay

Thuốc trị vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến ở móng khó điều trị hơn vảy nến tại các vị trí khác. Các chuyên gia sẽ căn cứ vào tình trạng móng của người bệnh để chỉ định thuốc như thuốc bôi ngoài da, thuốc dùng toàn thân, thuốc tiêm,...

Thuốc bôi ngoài da

Kem, thuốc mỡ có chứa các hoạt chất sau đây sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh như:

  • Corticosteroid: Là thuốc thường được sử dụng để điều trị vảy nến móng tay giúp cải thiện tình trạng dày móng và tách biệt móng.
  • Calcipotriol (calcitriol), calcipotriene (daivonex) và calcitriol là các sản phẩm được tạo nên từ vitamin D có tác dụng giảm viêm và làm chậm quá trình sản sinh tế bào da nhờ đó làm giảm sự tích tụ tế bào da ở dưới móng tay, giảm độ dày của móng.
  • Tazarotene (tazorac) là một loại retinoid bôi tại chỗ từ vitamin A, giúp giảm tình trạng đổi màu móng tay, rỗ hay tách biệt móng.
  • Anthralin là thuốc bôi trị vảy nến móng tay chống viêm, làm chậm quá trình sinh sản tế bào da, cải thiện độ dày móng và nấm móng.

Các thuốc có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Kem dưỡng ẩm không thể điều trị bệnh vảy nến ở móng tay nhưng rất hiệu quả trong giảm ngứa, mẩn đỏ và giúp phục hồi vùng da xung quanh móng.

Thuốc toàn thân (thuốc uống)

Một số thuốc uống như cyclosporine, methotrexate, apremilast (otezla) và retinoids đã được bào chế dưới dạng chất lỏng hoặc thuốc uống và thuốc tiêm. Chúng hoạt động khắp cơ thể giúp làm sạch da và móng tay cho bệnh vảy nến trung bình đến nặng. 

Các loại thuốc sinh học như adalimumab (humira), etanercept (enbrel) và infliximab (remicade) tác động lên hệ thống miễn dịch, ngăn chúng hoạt động quá mức.

Các biện pháp khác

Bên cạnh việc dùng thuốc, các chuyên gia có thể sử dụng biện pháp quang trị liệu để điều trị bệnh vảy nến móng tay.

  • Tia cực tím từ mặt trời hoặc đèn chiều gọi là PUVA. Người bệnh cần có sự nhạy cảm hơn với ánh sáng bằng việc sử dụng thuốc psoralen trước khi chiếu đèn.
  • Tia laser: Nó hoạt động bằng cách nhắm đến các mạch máu dưới da từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến móng tay.

Các chuyên gia có thể loại bỏ móng tay bằng cách:

  • Phẫu thuật.
  • Liệu pháp tia X.
  • Sử dụng nhiều ure xung quanh vùng móng bị bệnh.

Tuy nhiên, không thể đảm bảo rằng móng tay mới mọc ra sẽ không bị bệnh. Nếu móng tay bị nhiễm trùng làm cho người bệnh đau đớn, các chuyên gia có thể kê thêm các thuốc giảm đau.

>>> Xem thêm: Thuốc chữa bệnh vẩy nến: Nên lựa chọn tây y hay đông y?

Phòng tránh vảy nến móng tay

Chăm sóc móng tay là cách tốt nhất để có thể phòng ngừa bệnh vảy nến móng tay:

  • Chăm sóc và vệ sinh móng tay tại nhà không thể ngăn ngừa bệnh hoàn toàn nhưng có thể làm giảm khả năng nhiễm trùng. Cần thường xuyên cắt tỉa móng tay để hạn chế vi khuẩn tích tụ. Để loại bỏ các bụi bẩn bám bên dưới móng, hãy ngâm chúng trong nước xà phòng diệt khuẩn và đặc biệt lưu ý không sử dụng các vật sắc nhọn để làm sạch móng.
  • Bảo vệ tay: Khi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa hoặc dọn dẹp nhà cửa,... hãy bảo vệ bàn tay bằng găng tay cao su.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Điều này sẽ giúp cho móng tay, da luôn mềm mịn và không quá khô.
  • Một số người có thói quen cắn móng tay. Đây là một thói quen xấu có thể làm tổn thương da và làm bùng phát bệnh vảy nến. Hãy bỏ thói quen này.

Cat-tia-mong-tay-thuong-xuyen-giup-phong-tranh-benh-vay-nen-mong-tay.webp

Cắt tỉa móng tay thường xuyên giúp phòng tránh bệnh vảy nến móng tay

Sản phẩm từ thảo dược mà người bệnh vảy nến móng tay nên tham khảo đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính sói rừng, kết hợp cùng cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương. Sói rừng đã được nghiên cứu chứng minh bởi đại học Thẩm Dương, Trung Quốc là có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ức chế miễn dịch. Bạch thược có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Chiết xuất nhũ hương giúp giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Với sự kết hợp của các thành phần dược liệu trên, sản phẩm thực sự hữu ích cho việc điều trị và giảm các triệu chứng bệnh vảy nến móng tay.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về bệnh vảy nến móng tay. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn điều gì băn khoăn, hãy để lại số điện thoại ở bên dưới để chúng tôi liên hệ và giải đáp thêm cho bạn.

Link tham khảo: 

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/nail-psoriasis

https://www.healthline.com/health/nail-psoriasis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4008063/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/314542