Thuốc chữa bệnh vẩy nến phù hợp sẽ giúp ích trong việc tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vẩy nến ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, chất lượng cuộc sống và mặt thẩm mỹ đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Vậy có những thuốc chữa bệnh vẩy nến nào đem lại hiệu quả? Nên sử dụng thuốc tây hay đông y? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thuốc chữa bệnh vẩy nến trong tây y 

Với khoa học tiến bộ hiện nay, các thuốc tây y điều trị cho bệnh vẩy nến ngày càng nhiều, tuy nhiên các loại thuốc này hầu như không thể điều trị bệnh dứt điểm, việc kiểm soát bệnh thường xuyên và lâu dài là điều cần thiết để giữ cho bệnh không tái phát. Dưới đây là một số loại thuốc tây thường được sử dụng cho người bệnh vẩy nến:

Axit salicylic 

Axit salicylic là loại thuốc bôi ngoài da thường được sử dụng cho các trường hợp da vẩy nến giúp làm giảm các triệu chứng bệnh như tạo sừng, bong tróc vẩy, khô da. Tuy nhiên, loại thuốc này khi sử dụng cho một vùng da rộng khiến cơ thể hấp thu lượng thuốc quá nhiều dẫn đến các tác dụng không mong muốn như: Kích ứng da, mỏng da, phát ban, ngứa,... Hãy làm theo hướng dẫn của các chuyên gia khi được chỉ định sử dụng axit salicylic trong điều trị bệnh vẩy nến.

Su-dung-thuoc-boi-ngoai-da-axit-salicylic-cho-benh-vay-nen.webp

Sử dụng thuốc bôi ngoài da axit salicylic cho bệnh vẩy nến

Corticosteroid

Đây là loại thuốc đem lại hiệu quả cao, dung nạp tốt và được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ức chế quá trình viêm qua đó làm chậm quá trình sản sinh tế bào da và giảm ngứa. 

Tùy thuộc vào tình trạng da khác nhau, các chuyên gia sẽ lựa chọn các nhóm thuốc phù hợp, cụ thể:

  • Nhóm 1 (siêu mạnh): Clobetasol propionate 0.05%, fluocinonide 0.1%, halobetasol propionate 0.05%.
  • Nhóm 2 (mạnh): Diflorasone diacetate 0.05%, halobetasol propionate 0.05%, desoximetasone 0.25%, fluocinonide 0.01%.
  • Nhóm 3 (trung bình trên): Desoximetasone 0.05%, fluocinonide 0.05%.
  • Nhóm 4 (trung bình): Clocortolone pivalate 0.1%, betamethasone valerate 0.1%, desoximetasone 0.05%.
  • Nhóm 5 (trung bình thấp): Fluticasone propionate 0.05%, hydrocortisone probutate 0.1%, triamcinolone acetonide 0.1%, fluocinolone acetonide 0.025%.
  • Nhóm 6 (nhẹ): Alclometasone dipropionate 0.05%, fluocinolone acetonide 0.01%.
  • Nhóm 7 (ít mạnh nhất): Nutracort và synacort.

Lưu ý rằng các corticosteroid không được sử dụng liên tục trong một thời gian quá dài, bởi chúng có thể làm cho da bị mỏng, xuất hiện các vết rạn. Người bệnh nên sử dụng ngắt quãng kết hợp với các loại kem dưỡng da để tránh da bị khô.

Thuốc khử oxy 

Các thuốc khử oxy như goudron, anthralin đã được sử dụng khá lâu về trước tuy nhiên tác dụng phụ gây kích ứng và làm ố hầu hết những thứ mà chúng tiếp xúc kể cả da khiến cho chúng ít được sử dụng hơn khi bệnh tái phát lại. Chúng hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự tăng sinh của các tế bào da, loại bỏ vảy và giúp làm mịn da. Thuốc khử oxy hóa không nên được sử dụng trên mặt hoặc bộ phận sinh dục.

Thuốc ức chế miễn dịch  

Thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate, cyclosporin A,... thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ức chế tế bào T, TNFalpha. Chúng cần được giới hạn thời gian sử dụng bởi có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch cũng như các hoạt động thông thường khác của cơ thể có liên quan. 

Thuoc-uc-che-mien-dich-dieu-tri-vay-nen.webp

Thuốc ức chế miễn dịch điều trị vẩy nến

Thuốc ức chế calcineurin

Thuốc ức chế calcineurin như tacrolimus (protopic) và pimecrolimus (elidel) giúp giảm viêm, hạn chế tích tụ các mảng bám. Chúng còn sử dụng trên cả các phần da mỏng và nhạy cảm như quanh mắt mà thuốc corticosteroid hay retinoid không thể được sử dụng.

Thuốc ức chế calcineurin không được sử dụng cho phụ nữ mang thai hay người đang cho con bú. Sử dụng thuốc kéo dài có thể tăng nguy cơ ung thư da, ung thư hạch.

Dẫn xuất từ vitamin D 

Dẫn xuất từ vitamin D như calcipotriol, calcitriol có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào sừng, thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào sừng và giảm viêm, giảm tổn thương của bệnh vẩy nến thông qua các thụ thể tiếp nhận vitamin D trên tế bào sừng và tế bào lympho T. 

Retinoids

Tazarotene là một thuốc bôi retinoids được cải tiến gần đây. Nó được cho là hoạt động trên cấp độ gen và là trung gian cho sự tăng sinh và biệt hóa tế bào sừng. Hiệu quả của tazarotene đã được các nghiên cứu chứng minh là kém hơn các dẫn xuất của vitamin D và corticosteroid.

Kết hợp thuốc cảm ứng ánh sáng psoralen và chiếu tia UV

Phương pháp điều trị này bao gồm việc dùng thuốc nhạy cảm với ánh sáng psoralen trước khi tiếp xúc với tia UV. Nhờ đó mà tia UV có thể xâm nhập sâu hơn vào da giúp khả năng điều trị hiệu quả hơn.

Phương pháp này thường được sử dụng cho trường hợp bệnh vẩy nến nặng và có các tác dụng phụ ngắn hạn như buồn nôn, đau đầu, ngứa và nóng rát trên da. Về lâu dài các tác dụng không mong muốn như da khô, nhăn nheo, tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, tăng nguy cơ ung thư da và hình thành các khối u ác tính. 

>>> Xem thêm: Triệu chứng của bệnh vẩy nến có dễ nhận biết?

Thảo dược và bài thuốc chữa bệnh vẩy nến trong đông y

Ngoài các thuốc tây đã được kể trên, thuốc đông y là một lựa chọn khác cho người bệnh vẩy nến. Với các loại thảo dược cùng các bài thuốc cổ truyền, phương pháp này đem lại ít tác dụng phụ hơn. Cụ thể:

  • Bài thuốc gồm hoa hoè 20g, thổ phục linh 16g, ké đầu ngựa 16g, sinh địa 20g, cây cứt lợn 12g, thạch cao 20g, cam thảo đất 16g, hy thiêm 16g. Sắc uống ngày 3 lần.
  • Bài thuốc hòe hoa thang gia giảm gồm hoè hoa sống 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, địa phu tử 12g, chích thảo 4g, thăng ma 12g, thạch cao 40g, ké đầu ngựa 20g, sinh địa 40g. Sắc 1 thang chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc huyền sâm, hà thủ ô, vừng đen, sinh địa, kim ngân hoa, ké đầu ngựa mỗi vị 12g. Sắc uống, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc dùng để tắm gồm hoả tiêu, phác tiêu, dã cúc hoa, khô phàn mỗi vị 15g đem đi đun thành nước tắm, mỗi ngày một lần.

Thuốc đông y thường cho tác dụng chậm hơn so với các loại thuốc tây do đó người bệnh cần phải kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Lua-chon-thuoc-tay-y-hay-dong-y-dieu-tri-benh-vay-nen.webp

Lựa chọn thuốc tây y hay đông y điều trị bệnh vẩy nến

Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo thêm sản phẩm đến từ các loại thảo dược bao gồm sói rừng, cao nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương,... Theo nghiên cứu của đại học Thẩm Dương, Trung Quốc đã cho thấy rằng sói rừng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn các phản ứng tự miễn. Bạch thược có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và làm mát giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Cao nhàu hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc. Chiết xuất nhũ hương chứa axit triterpen giảm đau, chống viêm, giảm ngứa và dị ứng hiệu quả. Hoàng bá chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế miễn dịch. 

Trên đây là toàn bộ các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến mà người bệnh vẩy nến có thể lựa chọn để sử dụng, việc kết hợp đồng thời 2 loại thuốc tây và đông y là hoàn toàn có thể để nâng cao hiệu quả điều trị. Hy vọng bài viết sẽ thực sự đem lại hiệu quả cho bạn. Nếu còn thắc mắc nào khác hãy để lại cách thức liên hệ của bạn ở dưới bài viết này để chúng tôi giải đáp thêm cho bạn.

>>> Xem thêm: Người bị vảy nến nên kiêng ăn gì để bệnh không tiến triển?

Link tham khảo: 

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/research

https://www.healthline.com/health/psoriasis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/diagnosis-treatment/drc-20355845

https://www.medicalnewstoday.com/articles/314525

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/psoriasis